Vị GS đã ăn thịt gì trước khi “ném đá” nền văn hóa Việt? - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Vị GS đã ăn thịt gì trước khi “ném đá” nền văn hóa Việt?

ad728
Đào Tuấn

Người Việt không hề quá khích, không hề thích gây hấn nhưng rất sẵn lòng cho vị GS lừng danh về nói bậy của ĐH Stanford “đi gặp nha sĩ”.

“Bạn không cần dành quá nhiều thời gian ở Việt Nam trước khi bạn nhận ra một số thứ bất thường. Không một con chim nào hót, không một con sóc nào trèo trên cây hay con chuột nào chạy nhốn nháo giữa đống rác. Không một con chó nào đi dạo. …Thực ra bạn hầu như sẽ không thấy động vật hoang dại hay các vật nuôi đâu. Chúng đi đâu hết? Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết: bọn chúng bị thịt hết rồi”.

Đây là đoạn mở đầu của một bài báo đăng trên Chicago Tribune hôm 3.2. Tác giả của nó, thật ngạc nhiên, là một giáo sư ĐH Stanford, một nhà báo lừng danh thuộc diện “cây đa cây đề” từng giành giải Pulitzer. Và cũng cần phải nói thêm một thông tin bối cảnh khác là bài báo được viết sau “chuyến đi 10 ngày tới Việt Nam” của vị GS nọ.

Cái khẩu phàm của người Việt quả thực “danh bất hư truyền”. Bộ sưu tập “hải-lục-không quân”. Chim, chuột, rắn rết, sâu bọ, dơi cóc. Người Việt ăn tất những gì ngọ ngoạy, trừ lá ngón.
Của ăn đã là một thứ tàn sát. Cách ăn còn kinh khủng hơn khi không ít những người Việt nuông chiều cái khẩu phàm bằng cách “ăn gỏi” trên sự đau đớn của những loài sinh vật. Cách ăn đó gọi là gì nếu không phải là man rợ?!

Hồi giữa năm ngoái, Gordon Ramsay, vua bếp Anh Quốc, người từng được Nữ Hoàng Anh phong tước hiệp sĩ và là người Scotland đầu tiên nhận 3 ngôi sao Michelin - từng đến Việt Nam trong show truyền hình mang tên Gordon’s Great Sscape, nói về những trải nghiệm tuyệt vời của ông trên hành trình khám phá ẩm thực của các nước trên thế giới. Khi được mời thưởng thức món khai vị “rượu tim rắn”, Gordon Ramsay tận mắt những đầu bếp người Việt lấy tim con rắn như thế nào và ông thể hiện rõ vẻ hoảng sợ. “Ông có ổn không?”- một người bạn nhìn thấy sự bất bình thường đã hỏi ông. “Tôi ổn. Giờ thì không thể rút lui được nữa rồi”- Ramsay nói. Gương mặt của Ramsay sau đó gần như biến sắc hoàn toàn trước ly rượu chứa trái tim rắn còn chưa ngừng đập. Và sau đó, với vẻ mặt như đang uống thuốc độc, vị “Vua bếp” nổi tiếng thế giới… nhắm mắt.

Có một hình ảnh đáng nhớ, kiểu “chỉ có ở Việt Nam” là chiếc xe máy bị đốt cháy đen treo trên cột điện ở một vùng quê nào đó với lời cảnh cáo: “Xe máy của những kẻ trộm chó”. Cho thêm vào sự tàn tạo, và mông muội, là không thiếu những cái xác kẻ trộm bị đập chết, bị thui đen. Người ta có thể ăn tất, và đập chết đồng loại nhiều khi chỉ để bảo vệ thứ chỉ dành để ăn.

Câu chuyện của một người nước ngoài, một Giáo sư đại học, một tác giả giành giải Pulizer, vì thế, dù phiến diện, cũng là một cái nhìn cần thiết, để ít nhất, những người Việt chúng ta giật mình mỗi độ chọn…kem đánh răng.

Chỉ có điều, nói gì thì nói, người ta không thể dùng “cái ăn” để “tấn công trực diện vào nền văn hóa” của một dân tộc. Bởi thước đo văn hóa là chẳng có thước đo nào cả.

Câu chuyện “tấn công trực diện vào nền văn hóa” đến từ đoạn sau của bài báo. Vị “GS Pulizer” viết: “Việt Nam thường được biết đến như là một quốc gia thích gây hấn. Đã có 17 cuộc chiến tranh xảy ra với Trung Quốc từ sau khi giành độc lập hơn 1.000 năm về trước, và quốc gia này cũng xâm lược Cambodia rất nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 1979. …Tôi cho rằng bởi vì người Việt Nam thường xuyên ăn thịt, bổ sung một nguồn đáng kể protein vào bữa ăn hàng ngày, điều đó giải thích tại sao quốc gia này hung hăng, thích gây hấn đến vậy và đó là sự đối lập rõ nhất so với các nước láng giềng của quốc gia này”.

Logic của bài viết, một cuộc tấn công với tinh thần miệt thị nhằm mục đích miệt thị, “tàn sát” nền văn hóa, là rất rõ ràng: Người Việt phàm ăn, đặc biệt các loại động vật chứa “đáng kể protein”, và việc phàm ăn, do đó sinh ra tính cách hung hăng, thích gây hấn.

Không hiểu vị GS đã ăn thịt gì trước khi đặt bút viết bài báo. Heo chăng?

Theo blog Đào Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages