Lên vùng cao ngắm sơn nữ tắm tiên - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Lên vùng cao ngắm sơn nữ tắm tiên

ad728
Những sơn nữ lần lượt trút bỏ xiêm y để lộ làn da trắng ngần rồi từ từ ngâm mình dưới dòng nước. Tiếng cười đùa xôn xao cả núi rừng...

'Mó nước thần' giữa đại ngàn

Con đường vào bản Niềng (còn gọi là bản Liềng), xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La ngoằn nghèo với những khúc cua bẻ gập tay áo, dốc dựng đứng và lổn nhổn đá sỏi gan trâu. Chính bởi đường đi lại khó khăn như thế, nên vùng đất miền biên viễn nghèo xơ xác.


“Mùa khô thì bụi bay mịt mùng, đường đi gập ghềnh, mùa mưa thì lầy lội tuyệt nhiên không đi lại được. Đường đi lại như thế nên dù người dân có cố gắng chăm chỉ làm nương làm rẫy thì nông sản cũng khó mà bán… Nên bao đời nay, nghèo vẫn hoàn nghèo…”, ông Lèo Văn Thuận, Bí thư Đảng Ủy xã Mường Lèo thở dài mở đầu câu chuyện.

Thế nhưng, theo lời ông Thuận, có lẽ bởi cuộc sống nghèo khổ như vậy nên thiên nhiên đã ưu ái ban cho Mường Lèo một môi trường sống thật trong lành. Cây cối tốt tươi và núi non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, và nhất là “mó nước thần” nằm ở giữa bản Niềng.

Đời sống người dân còn khó khăn, nhưng thiên nhiên đã ban tặng Mường Lèo không khí trong lành, trù phú.

Ông Thuận bảo, không ai biết mó nước chảy từ đâu, cũng không ai hay nó có từ bao giờ, từ đời ông, đời cha của ông đã thấy rồi. Chỉ biết rằng, mó nước rỉ ra từ khe núi, chảy thành dòng quanh con suối uốn lượn ôm men theo bản Niềng và điều đặc biệt là nóng hôi hổi như ấm nước sôi dở.


Có người phỏng đoán hẳn nằm sâu trong núi rừng kia là miệng núi lửa, cũng có người bảo đấy là dòng nước tuôn chảy từ miệng con mãng xà phun lửa trong truyền thuyết… Chẳng ai dám chắc về nguồn gốc của nó nên người ta gọi chung mó nước đặc biệt ấy là “mó nước thần”.

Theo ông Thuận, sở dĩ dân bản tôn đây như dòng nước quý bởi họ truyền tai nhau rằng, thứ nước nóng hôi hổi nằm trong mó nước kia có thể chữa được bách bệnh.

“Người ta cho rằng, người ốm đau, người mang bệnh nặng chỉ cần ngâm mình dưới dòng nước là bệnh tình đã giảm đi nhiều phần. Thậm chí, các xã khác cũng lặn lội sang bản Niềng xin nước nóng về để chữa bệnh.

Chẳng biết thực hư tác dụng thế nào, nhưng chắc chắn rằng, các bệnh ngoài da thì cứ ngâm nước nóng ở đây là khỏi biến. Vì thế, giai bản Niềng cũng vạm vỡ hơn, khỏe hơn, gái bản Niềng cũng hây hây và đẹp hơn bản khác...

“Xưa, bao quanh mó nước này là rừng già. Người lên khai hoang mới phá đi làm nương, làm rẫy. Năm 1982, tôi vẫn còn chứng kiến cảnh hươu, nai, khỉ, trâu, bò… từng bầy từng đàn xuống mó uống nước. Mà lạ, con vật nào đã uống nước ở mó này thì nghiện như người ta say thuốc phiện. Chúng chẳng đi xa mà chỉ lảng vảng quanh mó nước và đêm đêm tìm xuống, đứng quanh mó nước để chơi đùa…


Nhưng khi con người phá trụi cả khu rừng bao quanh mó nước, động vật vì thế cũng mất dần. Hoặc bị săn bắn, hoặc bỏ đi nơi khác… Nghĩ lại tôi vẫn thấy tiếc vô cùng”, ông Thuận thở dài.

Mục sở thị sơn nữ tắm tiên

Và cũng chính nhờ mó nước thần kỳ mà chúng tôi được mục sở thị cảnh sơn nữ tắm tiên, cảnh mà nhiều người ngỡ chỉ còn thấy trong ký ức.

Khi mặt trời vừa khuất dần sau đỉnh núi, những sơn nữ trở về từ nương rẫy quây quần bên mó nước nóng. Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người.

Các sơn nữ ngồi trên tảng đá, phơi làn da trắng ngần, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích.

Ông Thuận bảo, hàng trăm năm nay, cùng với nhiều tập tục lâu đời khác, người dân bản Niềng coi như một nét văn hóa. Trai, gái trong bản, sau một ngày làm việc mệt nhọc sẽ trầm mình dưới dòng nước, gột rửa những mệt nhọc, ưu phiền, con người như được tiếp thêm nguồn sinh lực mới...


Những cô gái người Thái mặc váy đen bắt đầu lội dần xuống nước, những chiếc váy từ từ được vén dần theo độ sâu của cơ thể với mặt nước. Xung quanh khu suối tắm của sơn nữ chỉ có chiếc liếp tre che chắn sơ sài...

Sau một buổi đi nương mệt nhọc, dưới tiết trời băng giá của vùng Tây Bắc, các sơn nữ người Thái ở Bản Liềng (còn gọi là bản Niềng thuộc xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) lại ríu rít rủ nhau ra ngâm mình dưới dòng Púng Hon ấm áp. Ẩn hiện giữa đám hơi nước mờ tỏ, bóng dáng những sơn nữ tắm suối xen lẫn tiếng nói cười rộn ràng tạo nên khung cảnh hư thực tựa chốn bồng lai.

Xứ sở thần tiên

Từ trung tâm thị trấn Sốp Cộp, vật lộn với hơn 70 km đường rừng, băng qua cả chục con dốc dựng đứng, khi người đã mệt nhoài, toàn thân nhuộm kín màu đất đỏ, chúng tôi cũng tới được nơi cần đến.

Đêm đại ngàn thâm u tĩnh mịch lạ thường, băng qua cây cầu treo vắt vẻo trên dòng suối, Bản Liềng huyền bí với những ngôi nhà sàn gỗ cao to lừng lững đã hiện ra trước mắt. Thấy chúng tôi lưng khoác ba lô, ngực đeo máy ảnh, đám trẻ con trong bản co cụm tròn xoe mắt nhìn ngó với ánh mắt đầy vẻ tò mò nghi hoặc.











Được giới thiệu từ trước, chúng tôi tìm đến nhà ông Lèo Văn Thuận - Bí thư Đảng ủy xã Mường Lèo. Biết chúng tôi là nhà báo lặn lội đến đây để tìm hiểu về dòng suối nước nóng Púng Hon và sự huyền bí văn hóa nguyên sơ của bà con dân bản, ông Thuận mừng lắm, rồi vội mời lên nhà làm cơm khoản đãi. Sau 2 chén rượu “cứng chân” - (dân tộc vùng Tây Bắc có quy định trước bữa cơm phải uống cạn 2 chén rượu, biểu tượng cho đôi chân cứng - PV), ông Thuận say sưa kể về huyền thoại của dòng Púng Hon.

Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa Mường Lèo là vùng đất bạt ngàn rừng già, với những cây gỗ quý cả ngàn năm tuổi. Con người và muông thú cùng chung sống hòa thuận dưới cánh rừng đại ngàn năm này qua năm khác. Cai quản cả vùng Mường Lèo rộng lớn là Phìa Tạo.

Một ngày nọ, Nàng Huổi - con gái độc nhất của Phìa Tạo không may mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần sùi, lở lói. Trước khi mắc bệnh, Nàng Huổi vốn là cô sơn nữ vô cùng xinh đẹp, thông minh khiến bao trai bản phải ngẩn ngơ dõi theo mỗi bước đi của nàng.


Thấy con gái mắc bệnh, Phìa Tạo lo lắng vô cùng, đã cho người đi khắp vùng mời các thầy lang tới trị bệnh và treo giải thưởng hàng chục con trâu mộng cho ai chữa khỏi bệnh nhưng vẫn chẳng ăn thua.

Một lần, trong giấc ngủ, Phìa Tạo thấy mình đang lang thang phía cuối bản bỗng gặp một ông lão râu tóc bạc phơ chỉ tay vào một đống đá và nói: “Ngươi hãy đào sâu xuống đống đá này sẽ tìm được thuốc trị bệnh cho con gái ngươi”. Nói xong ông lão vụt biến mất.

Tỉnh giấc, Phìa Tạo vội cho người lật đá đào sâu xuống đất. Lạ thay, khi vừa đào được chừng một thước, rộng vài thước, một dòng nước nóng bỗng tuôn trào khắp mặt đất. Quá vui mừng, Phìa Tạo bèn ra lệnh quây màn cho Nàng Huổi tắm.

Không ngờ, khi nàng vừa ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự nhiên tan biến hết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Kể từ đó, dòng suối được gọi tên là Púng Hon (theo tiếng Thái cổ Púng là dòng, Hon là nước nóng - PV).

Cận cảnh sơn nữ tắm tiên

Bản Liềng vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ từ hàng trăm năm trước và được bao bọc bởi dãy núi đá vôi trùng điệp. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái, bản nằm giáp với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Cả bản hiện có 84 hộ dân với gần 500 nhân khẩu, sinh sống bằng việc canh tác ngô, lúa trên nương và chăn nuôi gia súc.

Theo ông Thuận, từ ngàn đời nay, bà con Bản Liềng được sống trong môi trường rừng núi thiên nhiên trong lành, được uống nước sạch, thức ăn của núi rừng nên luôn tuân thủ một điều hết sức quan trọng, đó là: Làng bản, con cháu đoàn kết, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định!

Nói về dòng Púng Hon, không giấu nổi vẻ tự hào, ông Lèo Văn Thuận say sưa kể tiếp: “Cách dòng Púng Hon chỉ vài chục bước chân là dòng suối nước lạnh – nguồn nước sạch của cả bản. Trước đây vào mỗi buổi sớm mai, hươu nai trên rừng vẫn tìm đến uống nước”.


5 giờ chiều, ông Lèo Văn Thuận đưa chúng tôi tới để tận mắt khám phá vẻ đẹp nguyên sơ của dòng Púng Hon. Chiều đông đại ngàn trời tối nhanh kéo theo những cơn gió lạnh ghê mình. Mất khoảng 15 phút đi bộ bỗng thấy ấm áp lạ thường, ông Thuận chỉ tay nói, sau rặng tre mai trước mặt là dòng Púng Hon đó, nơi đây quanh năm gió rét không xâm phạm tới được.

Trước mắt tôi, những cô gái người Thái mặc váy đen bắt đầu lội dần xuống nước, những chiếc váy từ từ được vén dần theo độ sâu của cơ thể với mặt nước. Xung quanh khu suối tắm của sơn nữ chỉ có chiếc liếp tre che chắn sơ sài. Khi các sơn nữ ngồi hẳn xuống ngâm mình cũng là lúc chiếc váy được cuốn cao lên đầu ôm gọn lấy mái tóc mây búi cao khoe chiếc gáy trắng ngần một cách vô cùng khéo léo. Ẩn hiện giữa làn hơi nước mờ tỏ là thân hình các cô gái Thái với cơ thể đầy đặn, bờ vai trắng mịn hiện ra trước mắt chúng tôi.

Báu vật trời ban

Ý thức được việc thiên nhiên ưu ái ban tặng cho dòng nước nóng nên người Thái ở Bản Liềng rất chú trọng giữ vệ sinh cho dòng suối, quanh khu vực dòng suối tuyệt không thấy một chút rác bẩn nào. Không giấu nổi vẻ tự hào, ông Thuận nói rằng, phụ nữ Bản Liềng mỗi khi ra đây tắm đều mong được đẹp như Nàng Huổi khi xưa nên họ trân trọng và giữ gìn dòng nước ghê lắm.


Nếu buổi chiều suối Púng Hon thuộc về các thiếu nữ thì sớm mai, nơi đây thuộc về những người già. Sáng nào cũng thế, bất kể xuân hay hạ, thu hay đông, những người có tuổi ở Bản Liềng đều tụ tập về đây. Ông Lèo Văn Chai - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, năm nay hơn 80 tuổi, nhưng trông còn trẻ lắm.

Ông bảo, nước nóng ở Púng Hon cho người già ở bản nước da hồng hào, khiến con ma bệnh tật không thể xâm nhập vào cơ thể. Bởi thế, như một vị thuốc trời ban, bất kể ai thấy xương khớp mỏi đau, đều ra đây ngâm nước. Hơi nước ngai ngái, nóng hôi hổi xông vào huyết quản khiến mệt mỏi tan biến, thay vào đó là sự sảng khoái, khoáng đạt nhẹ nhàng.

Ông cho biết, người Bản Liềng ít bệnh lắm, chứ không yếu rớt như người miền xuôi. Có sự diệu kỳ đó, có lẽ là nhờ suối nước trời ban này "Trong những ngày đông giá rét ở đại ngàn, sơn nữ khỏa thân tắm suối nước nóng là nét văn hóa có từ hàng trăm năm nay ở Bản Liềng. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước ấm cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, sẻ chia mọi điều trong cuộc sống."

Thật hiếm có nơi nào còn lưu giữ được phong tục tắm tiên, nét đẹp tuyệt tác của núi rừng như ở Bản Liềng. Thật buồn nếu một ngày nào đó dòng Púng Hon trở nên bơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ”…

Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường

Theo Danviet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages