Bill Hayton và "Biển Đông: Cuộc Đấu Tranh Quyền Lực ở Á Châu" - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Bill Hayton và "Biển Đông: Cuộc Đấu Tranh Quyền Lực ở Á Châu"

ad728
Có lẽ các bạn đã biết kí giả Bill Hayton vừa mới xuất bản một cuốn sách có tựa đề là "The South China Sea: The Struggle for Power in Asia" (Biển Đông: Cuộc Đấu Tranh Quyền Lực ở Á Châu). Tôi chưa đọc cuốn sách (và chắc cũng không có thì giờ đọc trong tương lai gần) nhưng có nhận bài điểm sách của David Brown đăng trên Asia Sentinel (1). Đọc bài điểm sách này, tôi thấy sách có lẽ là nguồn thông tin tốt cho những ai còn quan tâm đến chủ quyền biển đảo và sự đe doạ của Tàu cộng đối với Việt Nam. Nhưng câu chuyện về mối liên hệ giữa cá nhân của tác giả với Chính phủ VN cũng thú vị.

Trong sách, Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.

Thật ra, những cái gọi là chứng cứ lịch sử của Tàu cộng về chủ quyền Biển Đông thì những học giả nghiêm chỉnh đều bác bỏ và chẳng xem ra gì. Nhưng bác bỏ những chứng cứ đó một cách có hệ thống, có khoa học, và ghi thành một cuốn sách như Bill Hayton đã làm là một công lớn. Một số học giả VN ở trong nước suốt ngày này sang tháng nọ nói về chủ quyền, về văn bản triều Nguyễn, về "chứng cứ không thể chối cãi", nhưng chưa có ai hệ thống hoá chứng cứ thành một cuốn sách viết bằng tiếng Anh. Nói như thế để thấy cái công của Hayton là đáng kể.

Ấy thế mà Việt Nam ngày nay ngưng "lải nhải" (chữ của bài điểm sách) về chủ quyền mang tính lịch sử của mình! Thay vào đó, Việt Nam cầu khẩn thế giới tuân thủ theo luật biển UNCLOS (1994). Thái độ đó gián tiếp nói rằng Việt Nam công nhận chủ quyền của Tàu cộng trên những quần đảo họ đã đánh chiếm bằng vũ lực từ VN. Còn Tàu cộng thì họ biết các yêu sách và chứng cứ của họ yếu, nên họ dùng vũ lực và tẩy não. Họ tẩy não người Tàu rằng chủ quyền của Tàu cộng ở Biển Đông là không thể chối cãi, rằng các nước nhỏ như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai đang chiếm biển đảo của Tàu!

Nhưng đoạn tái bút của bài điểm sách mới là thú vị vì liên quan đến cá nhân tác giả. Bill Hayton là phóng viên của đài BBC và từng công tác ở Việt Nam trong thời gian 2007-2008. Dù Bill Hayton có quan điểm và phát biểu có lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh duy trì chủ quyền biển đảo, nhưng ông không được Việt Nam chào đón. Thật ra, Chính phủ Việt Nam cấm không cho ông vào Việt Nam! Năm 2012, Hayton xin visa để vào VN dự hội nghị về biển đảo do Bộ Ngoại giao VN tổ chức, nhưng đơn của ông bị bác. Vài tháng sau, ông lại đệ đơn xin visa vào VN để phỏng vấn các quan chức cho cuốn sách này, và một lần nữa, Chính phủ VN không cho ông vào. Hệ quả là ông không có nhiều chất liệu để viết về VN trong cuộc đấu tranh chủ quyền về biển đảo. Do đó, phần liên quan đến Việt Nam trong cuốn sách này tương đối "mỏng" so với các phần khác.

Phải nói thái độ của Chính phủ VN thật khó hiểu. Theo suy nghĩ bình thường, trong khi các học giả VN chưa viết được hay chưa đủ khả năng viết được một cuốn sách như Bill Hayton, thì đáng lẽ phải chào đón một người có quan điểm "gần" VN như Bill Hayton đến VN, hay ít ra là cung cấp dữ liệu cho ông ấy. Nhưng suy nghĩ bình thường đó có lẽ không ăn khớp với suy nghĩ của Nhà nước. Nghe nói trong thời gian làm kí giả ở VN, Hayton đã có những bài làm cho Chính phủ VN không hài lòng. Nhưng tôi nghĩ việc nào ra việc đó, có thể những bài đó không hợp gu với Chính phủ, nhưng về Biển Đông thì nên sử dụng mọi quan điểm và dữ liệu từ mọi nguồn để đem lại lợi ích cho chủ quyền quốc gia.

Nếu Chính phủ VN chào đón các học giả Tàu vào VN tham dự hội nghị (và đó là quyết định hoàn toàn đúng) thì VN chẳng có lí do gì để từ chối không cho người bạn như như Bill Hayton vào V


(1) Book Review: The South China Sea: The Struggle for Power in Asia

Sách "The South China Sea: The Struggle for Power in Asia", xuất bản bởi Yale University Press, dày 320 trang, giá bán 28 USD.

By Bill Hayton. Yale University Press, Hard cover, 263 pp, US$29.13 on Amazon

In any short list of global headaches, China's quest for hegemony in the South China Sea ought to be up there with climate change, jihadis and the Ebola virus. It's seemingly intractable, yet solving it has become the critical test of whether the international order can accomodate a 'rising China.'

Notwithstanding the cautious instincts of a president who knows it is far easier to get into a foreign fight than to win one, the threat that Beijing's tactics pose to vital American interests is drawing Washington ineluctably into a showdown with China. Until a few years ago, it was possible to see the South China Sea problem as a squabble among littoral countries over fish and seabed resources, exacerbated by a stiff dose of bloody-mindedness on China's part. Now it is evident that China has no interest in negotiating territorial claims with its neighbors and only a selectively self-serving interest in the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).

Washington has had to put dreams of global partnership with Asia's emergent superpower on the shelf while it ponders China's prospective control of vital sea lanes. The South China Sea is, in Bill Hayton's words, "the first place where Chinese ambition has come face-to-face with American strategic resolve."

It's a confrontation that we need to understand, and Hayton, a BBC correspondent who's done time in Myanmar and Vietnam, has provided the backstory. His thoroughly researched and gracefully written The South China Sea, subtitled the Struggle for Power in Asia, was published in the UK in late September and will be published in the US on October 28 by Yale Press. It is being offered on Amazon for US$28.

Hayton's 320 page book will inevitably be compared with another recent volume on the same subject, Robert Kaplan's Asia's Cauldron: the South China Sea and the End of a Stable Pacific. They are very different books. Kaplan tosses off glib generalizations about national character, national interests and Asian leaders' purported obsession with order. It's all about balance-of-power, Kaplan says, a contest played out "in this new and somewhat sterile landscape of the 21st century." His Southeast Asia is a place where China is destined to sweep its erstwhile tributaries back into their proper orbits and where, if Washington is realistic in its analysis, it ought to graciously yield precedence to Beijing.

Hayton, on the other hand, explains. His opening chapters lead his readers almost effortlessly through the five thousand years that the South China Sea was a global commons dominated by proto-Malay voyagers. Then trading empires rise and fall: Funan, Champa, Majahapit and Malacca. Circa 1400, for the first and only time before the present era, China briefly becomes a sea power, sending great fleets to India and east Africa before again turning its attention inward. Europeans in search of spices, porcelain and silks arrive in the 1500's. Spain establishes dominion over the Philippine archipelago; three centuries later, France in Indochina and England in the Malay states have carved out their own colonies and are forcing even China to kowtow to gunboat diplomacy.

The Europeans, intent on demarcating boundaries and establishing exclusive rights to territory, unwittingly lay the foundations of fervent, self-conscious nationalism in what become, by the middle of the 20th century, their ex-colonies and ex-concessions. Vietnam, the Philippines, Malaysia, and China -- both its Taiwan and Beijing governments -- all now claim great and overlapping swaths of an expanse of water that in times past connected rather than divided their inhabitants. All have scrambled to plant their flags on the reefs, rocks and islets (collectively 'features') that dot the vast sea.

The rich tapestry Hayton weaves is fascinating in itself, but of signal importance is a thread he carefully pulls from it: China's history-based claim to the sea area south of Hong Kong and Hainan Island is mostly rubbish. The Chinese evidence simply does not stand up against the annals of Vietnam's Nguyen lords, who by 1750 or so were despatching annual expeditions to both the Spratly and Paracel Island groups. The Vietnamese went mainly to salvage shipwrecks, to be sure, but they left behind markers and kept careful records.

Ironically, the Vietnamese have ceased to harp on their own historic claim. They appeal instead to the rules governing the division of seas that are codified in the UN Convention on the Law of the Sea, UNCLOS, which came into force in 1994. So do the Philippines and the Malaysians. International law is the refuge of smaller and weaker states. For strong states intent on undoing past humiliations, international law is often an inconvenient nuisance. The regime in Beijing may know its legal case is weak; it may rationalize that China would have dominated its nearby seas had it not been oppressed by the West and Japan. For China's man in the street, the message is simple. Teachers and populist media have convinced him that Beijing's sovereignty over the southern seas and islands is 'immutable' and 'incontestable.'

Analysts -- Hayton and this writer among their number -- are hard put to explain why Beijing would so arrogantly squander the respect that until recently it worked so hard to gain. Hayton toys with the notion that naval commands, oil companies and provincial authorities have pursued aggressively independent foreign policies, dragging along top-level leaders who don't want to seem weak. That argument hasn't stood up in the Xi Jinping era; in recent years Chinese tactics have been impressively coordinated.

Other analysts blame the rising superpower's raging thirst for oil and gas. There's no doubt that China's future growth depends on ample supplies of both. There's considerable doubt, however, that the South China Sea is the "second Persian Gulf" often mentioned in Chinese media. Further, flush with foreign exchange, China has had no problem sourcing oil and gas outside the region, nor is it in anyone's interest to interfere with that trade.

Western observers who haven't done their homework have tended to see Chinese claims and ambitions as no less valid than all the others'. Kaplan goes further, treating international law as essentially irrelevant in the South China Sea disputes. And yet, the grandiosity of China's territorial claims and the tactics it has employed in their pursuit are highly significant to the US and other states with a large stake in the maintenance of a peaceful, law-based, free-trading world order. They suggest that a "rising China" will play by the rules only when that suits its interests. That means, Hayton concludes, that this 1.35 million square mile expanse -- the world's largest 'enclosed sea' -- "has become the place where incompatible Chinese and American identities are doomed to clash."

With each passing year, the stakes grow higher. An unstable dynamic ineluctably is drawing in the US and its principal Asian ally, Japan, in support of Vietnam and the Philippines. China shows no sign of backing down. There is no happy ending in sight.

Postscript: Bill Hayton, ironically, is not welcome in Vietnam. He was the BBC's resident correspondent in Hanoi in 2007-2008. Evidently his reporting at that time annoyed the authorities. When Hayton applied for a visa to participate in a November 2012 conference on East Sea issues sponsored by the Diplomatic Academy of Vietnam, he was refused. Some months later, Hayton applied again, specifically asking to interview Vietnamese officials for his forthcoming book. Again he was refused. The result is that Hayton's sections on Vietnam and the East Sea are relatively 'thin' -- they lack the compelling detail that conversations with Vietnamese experts might have supplied. It's a pity -- and another story with (so far) no happy ending!

David Brown is a retired American diplomat who writes on Southeast Asian topics with particular regard to contemporary Vietnam. He may be reached at nworbd@gmail.com.

David Brown - Asia Sentinel
Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyễn Văn Tuấn



David Brown - Điểm sách của Bill Hayton: Biển Đông và cuộc chiến tranh giành quyền lực ở châu Á

Tác giả: David Brown
Người dịch: Trần Văn Minh

Trong những vấn đề nan giải toàn cầu, tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông nên được đưa lên hàng đầu, cùng với thay đổi khí hậu, Thánh chiến và chống vi-rút Ebola. Vấn đề dường như không thể kiểm soát, vì thế giải quyết vấn nạn này đã trở thành sự thử nghiệm quan trọng, liệu trật tự quốc tế có thích hợp với một ‘Trung Quốc đang trỗi dậy’ hay không.

Bất kể tính thận trọng của Tổng thống Barack Obama, biết rằng tham gia vào một cuộc chiến ở nước ngoài dễ hơn là giành chiến thắng, sự đe dọa của các chiến thuật mà Bắc Kinh đặt ra trước lợi ích sống còn của Hoa Kỳ, đang lôi kéo Washington vào một cuộc đối đầu khó tránh khỏi với Trung Quốc. Cho tới một vài năm trước, có thể thấy rằng vấn đề Biển Đông là một cuộc tranh cãi giữa các nước ven biển về nguồn cá và tài nguyên dưới đáy biển, bị làm trầm trọng thêm bởi tính dửng dưng của Trung Quốc. Bây giờ đã rõ ràng là Trung Quốc không muốn đàm phán chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà chỉ quan tâm tới những điều có lợi cho họ. Washington đã phải gác lại giấc mơ về quan hệ đối tác toàn cầu với siêu cường mới trỗi dậy của châu Á, trong khi cân nhắc sự kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng của Trung Quốc trong tương lai. Theo Bill Hayton thì Biển Đông “là vị trí đầu tiên trong tham vọng của Trung Quốc đưa tới việc đối mặt với quyết tâm chiến lược của Mỹ”.

Đây là một cuộc đối đầu mà chúng ta cần phải hiểu, và Hayton, phóng viên BBC đã từng có thời gian ở Myanmar và Việt Nam, đã cung cấp cốt truyện. Cuốn Biển Đông, với phụ đề Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á mà ông nghiên cứu kỹ lưỡng và viết thật chải chuốt, đã được xuất bản tại Anh vào cuối tháng 9 và sẽ được Nhà xuất bản Yale Press xuất bản tại Mỹ vào ngày 28 tháng 10. (Cuốn sách được bán trên Amazon với giá 28 USD).

Cuốn sách dày 320 trang của Hayton chắc chắn sẽ được so sánh với một cuốn sách gần đây của Robert Kaplan có cùng chủ đề, Vạc dầu châu Á: Biển Đông và sự kết thúc của Thái Bình Dương ổn định. Đó là hai cuốn sách khác nhau. Kaplan tung ra sự khái quát nhẹ nhàng về bản sắc, lợi ích quốc gia và nỗi ám ảnh có tham vọng của các nhà lãnh đạo châu Á. Kaplan cho biết, tất cả là sự cân bằng quyền lực, một cuộc cạnh tranh diễn ra “trong cảnh quan mới và có phần hoang vu này của thế kỷ 21″. Đông Nam Á trong mắt ông là một nơi mà Trung Quốc có sứ mệnh đưa những nước chư hầu ngày xưa trở lại quỹ đạo thích hợp của họ và là nơi, nếu Washington thực tế trong sự phân tích, thì phải vui vẻ nhường lại vị thế ưu tiên cho Bắc Kinh.

Ngược lại, Hayton thì giải thích. Các chương mở đầu của ông đã dễ dàng dẫn độc giả đi qua năm ngàn năm trên Biển Đông, rằng đó là một khu vực chung bị chi phối bởi những nhà thám hiểm tiền-Mã Lai. Sau đó, các đế quốc thương mại trỗi dậy và suy tàn: Phù Nam, Champa, Majahapit và Malacca. Vào khoảng năm 1400, lần đầu tiên và duy nhất trước thời đại hiện nay, Trung Quốc trong một thời gian ngắn đã trở thành một cường quốc biển, gửi các đội tàu lớn tới Ấn Độ và Đông Phi trước khi chuyển sự chú ý của mình vào nội địa. Người Âu Châu trong việc tìm kiếm các loại gia vị, đồ gốm và lụa, đến vào những năm 1500. Tây Ban Nha thiết lập quyền thống trị trên quần đảo Philippines; ba thế kỷ sau đó, Pháp ở Đông Dương và Anh tại các bang Malay đã tạo ra các thuộc địa của họ và thậm chí bắt buộc Trung Quốc phải quy phục trước chính sách ngoại giao pháo hạm.

Những người Âu Châu, với ý định phân định ranh giới và thiết lập độc quyền lãnh thổ, đã vô tình đặt nền móng cho ý thức tinh thần quốc gia mãnh liệt, vào giữa thế kỷ 20, trở thành cựu thuộc địa và nhượng địa của họ. Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Trung Hoa (cả chính phủ Đài Loan và Bắc Kinh) tất cả tuyên bố những mảng lớn và chồng chéo trên một vùng biển mở rộng mà trong quá khứ đã nối kết họ với nhau thay vì phân chia. Tất cả đã hối hả dựng quốc kỳ của họ trên các rạn san hô, đá và những đảo nhỏ (những ‘cụm’ tập hợp) rải rác trên vùng biển rộng lớn.

Tấm thảm đắt giá mà Hayton dệt tự nó có sức hấp dẫn, nhưng tầm quan trọng đáng chú ý là sợi chỉ ông cẩn thận kéo ra: Đòi hỏi chủ quyền dựa trên chứng cứ lịch sử của Trung Quốc ở vùng biển phía nam Hồng Kông và đảo Hải Nam chủ yếu là rác vụn. Bằng chứng của Trung Quốc đơn giản là không đứng vững trước biên niên sử của các chúa Nguyễn ở Việt Nam, vào khoảng năm 1750, đã phái những cuộc thám hiểm hàng năm đến cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người Việt Nam chủ yếu khai thác các tàu đắm, chắc chắn như thế, nhưng họ đã để lại những dấu vết và lưu giữ hồ sơ cẩn thận.

Trớ trêu thay, người Việt Nam đã ngưng dựa vào những bằng chứng lịch sử của riêng mình. Thay vào đó, họ dựa vào các quy định phân chia vùng biển được hệ thống hóa trong Công ước Quốc tế về Luật biển, có hiệu lực từ năm 1994. Philippines và Malaysia cũng như vậy. Luật pháp quốc tế là nơi trú ẩn của các quốc gia nhỏ và yếu hơn. Đối với các quốc gia mạnh có ý đồ gỡ bỏ những nỗi nhục trong quá khứ, thì luật pháp quốc tế thường là sự phiền toái bất tiện. Nhà cầm quyền Bắc Kinh có lẽ biết luận điểm pháp lý của họ yếu kém; họ có thể suy diễn rằng Trung Quốc lẽ ra đã thống trị các vùng biển lân cận nếu không bị Tây phương và Nhật Bản áp bức. Đối với một thường dân Trung Quốc vấn đề đó thật giản dị. Các giáo viên và truyền thông đại chúng đã thuyết phục ông ta rằng chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng biển phía Nam và các quần đảo là “không thay đổi” và “không thể tranh cãi.”

Các nhà phân tích – trong số đó gồm có Hayton và tác giả bài viết này – khó có thể giải thích vì sao Bắc Kinh quá ngạo mạn, làm sứt mẻ sự kính trọng [của thế giới dành cho họ] để cho đến gần đây họ đã phải cố gắng hết sức để lấy lại. Hayton thử đưa ra quan điểm cho rằng giới lãnh đạo hải quân, các công ty dầu mỏ và chính quyền địa phương đã mạnh mẽ theo đuổi chính sách đối ngoại tự lập, kéo theo những nhà lãnh đạo cấp cao không muốn lộ vẻ yếu đuối. Lập luận trên không đứng vững trong thời đại Tập Cận Bình; trong những năm gần đây chiến thuật của Trung Quốc đã được phối hợp nhịp nhàng một cách đáng chú ý.

Các nhà phân tích khác đổ lỗi cho cơn khát dầu hỏa và khí đốt dữ dội của siêu cường đang lên. Không nghi ngờ rằng sự tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung cấp phong phú của cả hai. Nhưng chắc phải có nghi ngờ rằng Biển Đông là “Vịnh Ba Tư thứ hai” thường được đề cập trong phương tiện truyền thông Trung Quốc. Hơn nữa, ngang bằng với tỷ giá hối đoái, Trung Quốc đã không có khó khăn tìm nguồn cung ứng dầu khí bên ngoài khu vực, cũng như không nước nào có lợi ích để can thiệp vào mối thương mại đó.

Những quan sát viên phương Tây không cố gắng tìm hiểu vấn đề thường có xu hướng coi những yêu sách và tham vọng của Trung Quốc không kém giá trị hơn tất cả những nước khác. Kaplan đi xa hơn, xem luật pháp quốc tế thực ra không thích đáng trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, tầm mức to lớn của yêu sách lãnh thổ và chiến thuật được sử dụng trong việc theo đuổi mục tiêu của Trung Quốc, là rất quan trọng đối Mỹ và các quốc gia có lợi ích lớn trong việc duy trì một trật tự thế giới hòa bình, dựa trên luật pháp và tự do mậu dịch. Các nhà phân tích này cho rằng một “Trung Quốc đang trỗi dậy” sẽ chỉ chơi theo luật khi phù hợp với lợi ích của họ. Điều đó có nghĩa rằng, Hayton kết luận, khu vực rộng 3.5 triệu kilomet vuông này — vùng ‘biển kín’ lớn nhất thế giới — đã trở thành nơi mà bản chất khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có ngày xung đột.”

Mỗi năm trôi qua, sự căng thẳng tăng cao hơn. Một động lực không ổn định khó tránh khỏi việc sẽ kéo Mỹ và đồng minh châu Á chủ yếu là Nhật vào, để hỗ trợ Việt Nam và Philippines. Trung Quốc không cho thấy có dấu hiệu dịu xuống. Chưa nhìn thấy một kết cuộc hài hòa.

Tái bút: Trớ trêu thay, Bill Hayton không được chào đón tại Việt Nam. Ông là thông tín viên thường trú của BBC tại Hà Nội trong năm 2007-2008. Rõ ràng là các bài viết của ông vào thời điểm đó đã gây khó chịu cho nhà cầm quyền. Khi Hayton nộp đơn xin visa tham dự một cuộc hội thảo tháng 11 năm 2012 về các vấn đề Biển Đông do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức, ông đã bị từ chối. Vài tháng sau, Hayton nộp đơn một lần nữa, đặc biệt với yêu cầu phỏng vấn các quan chức Việt Nam cho cuốn sách sắp tới của mình. Một lần nữa ông lại bị từ chối. Kết quả là phần trong cuốn sách của Hayton nói về Việt Nam và Biển Đông tương đối “mỏng” — thiếu những chi tiết để thu hút độc giả mà cuộc nói chuyện với các chuyên gia Việt Nam có thể sẽ cung cấp. Đó là một điều đáng tiếc – và một câu chuyện khác (cho đến nay) có kết cuộc chẳng mấy hay ho gì!

David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, là người viết về các chủ đề Đông Nam Á với sự quan tâm đặc biệt đến Việt Nam đương đại. Có thể liên lạc với ông tại địa chỉ nworbd@gmail.com.

—–

Ghi chú: Bản tiếng Anh đã được đăng trên trang Asia Sentinel: Book Review: The South China Sea: The Struggle for Power in Asia. Một bản khác, tác giả viết riêng cho các độc giả Việt Nam, có phần khác với bản này.

Theo blog Anh Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages