Đi tìm sự thật và giới hạn nghề nghiệp - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Đi tìm sự thật và giới hạn nghề nghiệp

ad728
Đâu là giới hạn của báo chí trong việc đi tìm sự thật về năm sinh của cầu thủ bóng đá Công Phượng?

Làng báo chí thể thao đang xôn xao về vụ có thể cầu thủ Công Phượng của đội tuyển U19 khai man tuổi. Cụ thể, có vài chứng cứ được nêu ra cho rằng anh này 21 tuổi (sinh năm 1993) chứ không phải 19 tuổi (sinh 1995) như trong hồ sơ sổ sách đăng ký vào U19.

Chuyện Công Phượng 19 tuổi hay 21 tuổi, nếu muốn xác định sự thật, thì phải chờ cơ quan có chức năng và chuyên môn trong điều tra hộ khẩu, hộ tịch và lý lịch vào cuộc. Song, nhìn rộng trên mặt báo, có thể thấy báo chí đang thái quá trong việc thay những cơ quan chức năng, nhân danh sứ mệnh “đi tìm sự thật” để giành quyền “làm bàn” vụ này.

Chương trình Chuyển động 24 giờ của VTV đưa một êkíp phóng viên đổ bộ xuống huyện Đô Lương - Nghệ An, nơi gia đình Công Phượng đang sinh sống. Các nhà báo của VTV vào nhà cha mẹ Công Phượng để hỏi giấy tờ hộ khẩu, khai sinh, đến trường tiểu học yêu cầu sao lục học bạ cầu thủ này, tìm và yêu cầu cung cấp học bạ của những người bạn học chung với cầu thủ này và thậm chí, gặp gia đình của bạn học cũ để lấy ý kiến; rồi cuối cùng là lục sổ sách đăng ký hộ khẩu ở công an địa phương... để xác minh một điều: Công Phượng khai man tuổi.

Trong lời kết của “phóng sự điều tra” trên, một biên tập viên dẫn chương trình thể thao của Chuyển động 24 giờ tự “gói lại” vụ việc: “Công Phượng, ngay trong lúc này nếu em ngồi trước màn hình ti vi, thì tôi muốn nói với em rằng, đây là giây phút có thể giải thoát cho em khỏi sự mập mờ. Hãy lên tiếng. Chúng tôi rất hiểu tình yêu bóng đá của em, sự nỗ lực của em để vượt lên tất cả để cống hiến. Và chúng tôi cũng yêu em vì những điều đó. Nhưng chúng tôi là những nhà báo, chúng tôi buộc phải tìm ra sự thật. Chúng tôi là những người đưa tin và không bao giờ phán xét. (...) Nhưng những gì chúng tôi đã làm là những việc chúng tôi phải làm và quá trình đi tìm sự thật của chúng tôi là không bao giờ có lỗi cả”.

Bản tin điều tra trên gây ra cuộc tranh luận gay gắt trên cộng đồng mạng, và ngay giữa các nhà báo. Vấn đề mà dư luận đặt ra, đó là trong sự việc này, với sứ mệnh “buộc phải tìm ra sự thật”, VTV sẽ đi xa đến đâu khi mà với việc đi về địa phương, xưng danh nhà báo để tiếp cận thường dân, hạch hỏi lý lịch, hộ tịch, học bạ xem ra dễ hơn nhiều so với việc tìm ra ngọn nguồn những khuất tất nằm ở chỗ khác có quyền lực hơn (giả định chuyện khai man tuổi Công Phượng không phải do gia đình mà là do những “người lớn”, theo cách nói của nhà báo Huy Thọ của tờ Tuổi Trẻ, cũng trong một phỏng vấn trên VTV)?! Đến bao giờ thì báo chí mới coi những cầu thủ bóng đá là những cá nhân trưởng thành, có thể tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật để có thể ứng xử một cách khách quan và chừng mực thay vì lên giọng dạy dỗ công khai như với một đứa trẻ?

Câu hỏi quan trọng hơn từ vụ việc trên: đâu là giới hạn nghề nghiệp trong “đi tìm sự thật” của nhà báo? Trước khi xác lập giới hạn nghề nghiệp trong câu hỏi trên, có thể thấy một sự thật rất khó chấp nhận khác: ở Việt Nam thời gian qua, nhiều tờ báo, nhà báo đã lạm quyền, đi quá mục tiêu nghề nghiệp của mình, thậm chí là vi phạm luật pháp khi công khai thông tin riêng tư của công dân. Xuất hiện khá phổ biến hiện tượng báo chí hồ hởi làm án, hoặc thay quan tòa, gán tội danh cho người khác trong những vụ nghi án mà cơ quan chức năng đang điều tra, cơ quan pháp luật còn chưa xét xử và luận tội. Chuyện báo chí xưng danh “đi tìm sự thật” theo kiểu trấn áp tinh thần người khác để có thông tin câu khách đang được dư luận phán xét. Trong khi đó, bao nhiêu bất công, tiêu cực bức xúc trong xã hội đang diễn ra, lại hiếm thấy ai dấn thân, hăng hái xông pha “đi tìm sự thật” cho dân chúng nhờ.

Không nên đi bảo vệ hay khuyến khích sự gian dối trong thể thao lẫn trong đời sống. Nhưng sự thật là sự thật nào, khi mà một sự việc nhỏ, chỉ cần cơ quan chức năng vào cuộc là có thể xử lý dễ dàng thế mà lại dành riêng một thời lượng lớn để gọi là điều tra và rao giảng đạo đức, trong khi có vô số vụ việc bức xúc liên quan đến những vấn đề lớn về quốc kế dân sinh lại bị lờ đi.

Sự thật là sự thật nào?

Nguyễn Vinh
Theo TBKT Sài Gòn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages