Lời người dịch: "Nghiên cứu tự do" – tên gọi một môn học khuyến khích tư duy độc lập được đề xuất cách đây 14 năm và trở thành bắt buộc cách đây 5 năm tại các trường trung học ở Hồng Kông liệu có phải là một phần nguyên nhân của những cuộc biểu tình sôi động gần đây tại thành phố năng động này? Những cuộc biểu tình đã cho toàn thế giới thấy một thế hệ trẻ Hồng Kông không bỏ mặc, không lãnh đạm, không thờ ơ, mà ngược lại, quan tâm, nhiệt huyết và đầy tinh thần trách nhiệm trước một vấn đề hệ trọng của tương lai: Dân Chủ.
Các nhà lập pháp vừa nhắm tới một môn học gây tranh cãi ở các trường trung học như thể là căn nguyên của các cuộc biểu tình gần đây.
Giáo trình môn học "nghiên cứu tự do". |
Vào tháng 9 năm 2009, chính phủ bắt buộc nghiên cứu tự do ở các trường trung học như một phần của cải cách giáo dục. Môn học bao gồm sáu mô-đun: phát triển cá nhân và quan hệ giữa các cá nhân, Hồng Kông đương đại, Trung Quốc hiện đại, toàn cầu hóa, công nghệ năng lượng và môi trường, và y tế công cộng. Hồng Kông đương đại đã trở thành mô-đun gây tranh cãi nhất trong tất cả, vì nó đề cập đến các chủ đề như tham gia chính trị và nguyên tắc của pháp luật. Là một phần của chương trình học, học sinh được yêu cầu phải hoàn thành một dự án cá nhân, trong đó có nghiên cứu chuyên sâu và làm báo cáo từ 1.500 đến 4.000 từ. Tại thời điểm cải cách, học vẹt đã thành tiêu chuẩn trong hệ thống trường học của Hồng Kông, và nghiên cứu tự do đã được giới thiệu để nuôi dưỡng kỹ năng tư duy phê phán và nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề ảnh hưởng đến Hồng Kông, Trung Quốc và thế giới.
Trong khi không có dòng sáng nào kết nối những cải cách chương trình giảng dạy với các cuộc biểu tình, nhiều người được xem là có cảm tình với Bắc Kinh cho rằng nghiên cứu tự do là bất lợi. "Các kết nối có thể" giữa các cuộc biểu tình và môn học "nằm trong thực tế rằng có rất nhiều giáo viên trung học ủng hộ" các cuộc biểu tình, Priscilla Leung Mei-fun, một giáo sư luật và nghị sĩ, nói với Foreign Policy. "Rất nhiều nhóm chính trị, bao gồm [lãnh đạo các cuộc biểu tình] Benny Tai, đã phát biểu tại các trường trung học để thúc đẩy Phong trào Chiếm Trung tâm", một trong các thuật ngữ được sử dụng để chỉ các cuộc biểu tình. Mặc dù bà nói thêm rằng "đồng ý cho học sinh thảo luận về chính trị", nhưng học sinh không thể "hiểu hoàn toàn các lý thuyết chính trị khó nhằn và biến chúng thành hành động". Một nhà lập pháp, Regina Ip, cho biết bà đã thảo luận về nghiên cứu tự do với ủy ban phát triển của chương trình giảng dạy và thấy nó thiết sót. Ip nói với FP, "Chủ tịch [của ủy ban], một học giả, nói rằng có quá nhiều suy đi tính lại xoay quanh các vấn đề hiện tại."
Ngay cả Fanny Law, cựu thư ký thường trực của Văn phòng Giáo dục Hồng Kông, người đã tán thành thực hiện nghiên cứu tự do như môn học bắt buộc trong nhiệm kỳ của mình từ 2002 đến 2006, đã có những phát biểu chống lại nó. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh truyền hình Hồng Kông RTHK [Radio Television Hong Kong], Law than thở rằng nghiên cứu tự do, môn học được thiết kế để khuyến khích tư duy độc lập, đã xa rời mục đích ban đầu của nó và thay vào đó là tập trung vào chính trị.
Chính quyền Hồng Kông đã chấp nhận đề xuất nghiên cứu tự do trở lại vào năm 2000, trước khi có những lo ngại ngày càng tăng, mà nay đã lên đến đỉnh điểm, về việc Bắc Kinh ngày càng can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Hồng Kông. Dự luật chống lật đổ, được đề xuất vào năm 2003, đã bị hoãn lại sau khi hàng ngàn người dân thành phố phản đối những gì họ cho là tấn công vào quyền tự do cơ bản của mình. Trong một cuộc thăm dò vào tháng 10 năm 2000 được tiến hành bởi Đại học Chương trình Công luận Hồng Kông, 32.1% số người được hỏi nói rằng họ không tin tưởng Bắc Kinh; trong cuộc thăm dò mới nhất vào tháng 9 năm 2014, 52% số người được hỏi đã cho cùng câu trả lời.
Chính quyền Hồng Kông có thể đang chuẩn bị để tăng cường kiểm soát nghiên cứu tự do. Văn phòng Giáo dục của Hồng Kông đã đưa ra một loạt các đề xuất thay đổi chương trình giảng dạy, trong đó giảm bớt chương trình thảo luận chính trị địa phương, tăng cường tập trung vào điều chỉnh Luật Cơ bản của Hồng Kông và các khái niệm về "một quốc gia" – Bắc Kinh chắc chắn sẽ hoan nghênh cả hai đề xuất này – và đưa nghiên cứu tự do thành môn học tự chọn. Trong một thông cáo báo chí ngày 26 tháng 10, văn phòng cho rằng quá trình cải cách đã bắt đầu vào tháng 4, và dứt khoát chối bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa các đề xuất và các cuộc biểu tình. Thông cáo viết, "Đáng để chỉ ra rằng các hoạt động xem xét [về các đề xuất] không liên quan riêng biệt đến sự cố 'Chiếm Trung tâm' gần đây và không phải là kết quả của bất kỳ chỉ thị nào từ bất kỳ quan chức chính phủ cấp cao nào. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các khu vực nên tránh đưa các vấn đề chính trị vào phát triển chương trình học." Vào tối ngày 10 tháng 10, Leung đã tổ chức một cuộc họp không chính thức với các nhà lập pháp được xem là ủng hộ Bắc Kinh, theo một báo cáo vào ngày 26 tháng 10 của báo Hồng Kông Ming Pao. Tại cuộc họp đó, các nhà lập pháp đã đổ lỗi cho môn học nghiên cứu tự do về việc kích động học sinh, sinh viên tham gia các cuộc biểu tình.
Nhưng người ủng hộ nghiên cứu tự do lại cho rằng đã có sự hiểu lầm hệ trọng về chủ đề này. "Có tổng cộng 6 mô-đun và 12 chủ đề, và chỉ có một chủ đề bao gồm chính trị," Jacob Hui Shing-yan, chủ tịch của Hiệp hội Giáo viên Nghiên cứu Tự do Hồng Kông, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với FP. "Bài kiểm tra của môn học này đòi hỏi học sinh giữ một cái nhìn cân bằng." Tommy Cheung Sau-yin, chủ tịch của Đại học Trung Quốc của Hội Học sinh Hồng Kông và là một người tham gia cuộc biểu tình, tin rằng đối tượng của nghiên cứu tự do chỉ là "một chất chuyển thể" trong sự thức tỉnh chính trị của học sinh, sinh viên thành phố. Cheung là một trong những học sinh đầu tiên làm bài kiểm tra nghiên cứu tự do và cũng là một cựu thành viên của Scholarism, một trong những nhóm học sinh trung học lãnh đạo các cuộc biểu tình hiện nay. "Yếu tố chính là môi trường chính trị", Cheung nói với FP. "Các quyết định [của chính phủ] ngày càng trở nên vô lý, nên những người trẻ bắt đầu nghi ngờ" các chính trị gia của họ hơn bao giờ hết.
Nhiều sinh viên đã xuống đường ủng hộ nền dân chủ. |
Cải cách giáo dục ở Hồng Kông không xa lạ gì với các cuộc tranh cãi, và đã dẫn đến các cuộc biểu tình sôi động trước đây. Scholarism [tên gọi một nhóm hoạt động của học sinh, sinh viên được sáng lập vào năm 2011] đã bắt đầu với việc chống lại một đề xuất giáo dục do chính phủ tài trợ. Trong năm 2010, chính phủ Hồng Kông đề xuất bổ sung các môn học bắt buộc mới, "Đạo đức và Giáo dục Quốc gia" đối với các trường tiểu học và trung học. Những người ủng hộ tin rằng môn học này sẽ cho phép học sinh tìm hiểu thêm về Trung Quốc đại lục và khiến học sinh thêm cảm thấy thuộc về quê hương; biện pháp này cũng có thể dùng để trung hòa sự nhấn mạnh vào tư duy độc lập mà nghiên cứu tự do khuyến khích. Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng đề xuất này giống như "tẩy não" và một phong trào phản đối được ủng hộ rộng rãi đã xuất hiện, được lãnh đạo một phần bởi Scholarism mới được thành lập lúc đó. Chính quyền thành phố đã gác lại chương trình Đạo đức và Giáo dục Quốc gia sau khi người biểu tình chiếm trụ sở chính phủ trong mười ngày.
Dù nghiên cứu tự do có trực tiếp đóng góp cho những gì mà Wong, người lãnh đạo Scholarism, gọi là "thức tỉnh chính trị" trong thế hệ của mình hay không, sự thay đổi trong tiến trình chính trị của thanh thiếu niên thành phố là không thể phủ nhận. "Nếu bạn nói với mọi người cách đây năm năm rằng học sinh trung học sẽ tham gia vào chính trị, họ sẽ không tin bạn," Wong nói với tờ New York Times vào tháng 7 năm 2014. "Đối với học sinh, sinh viên, những gì chúng tôi có là sự kiên trì trong những nguyên tắc của chúng tôi và sự gan góc trong những lý tưởng của chúng tôi. Nếu học sinh, sinh viên không đứng ở tuyến đầu thì ai sẽ?"
Grace Tsoi, ký giả Hồng Kông tại Đài Loan
Thu Hương & Trang Nhung
Theo Dân Luận
Nguồn: Did 'Liberal Studies' Enable Hong Kong's Youth Awakening?, Foreign Policy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét