Ngoại giao Việt Nam đã đạt được một số thành tựu lớn trong vụ việc dàn khoan dầu của Trung Quốc. Hà Nội được đánh giá cao trong quá trình xử lý cuộc khủng hoảng này. Nỗ lực từ phía chính quyền Hà Nội nhằm giảm bớt các căng thẳng leo thang qua đàm phán đa phương, trong khi vẫn đứng vững trên nguyên tắc rằng các tuyên bố của Trung Quốc trên hầu như tất cả các vùng biển của vùng biển Hoa Đông là không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ quan điểm một cách khéo léo trên diễn đàn quốc tế, và kết quả là Trung Quốc ngày càng trở nên cô lập. Lần đầu tiên, ASEAN dành được tiếng nói trong cuộc tranh chấp, trong khi Hoa Kỳ đưa ra các phát biểu quan trọng mạnh mẽ về các hành động của Trung Quốc. Và trong khi các bên không có ý định gây hoang mang, thì Indonesia lại đang cân nhắc lại chiến lược phòng thủ trên biển của họ để phản ứng lại động thái hung hăng của Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam đang cố gắng giữ các kênh thông tin liên lạc một cách tích cực và rõ ràng với Bắc Kinh, đồng thời tuyên bố Việt Nam sẵn sàng thảo luận, tuân thủ các nguyên tắc hành động và đưa vụ việc ra trước tòa án quốc tế – điều này gây bất lợi cho Trung Quốc.
Tác động của những căng thẳng lên chính trị trong nước của Việt Nam chưa rõ ràng. Các quan sát viên tranh luận rằng, liệu lực lượng ủng hộ Trung Quốc hay các lực lượng thân phương Tây đang chiếm ưu thế và liệu ngay từ ban đầu, cách chia dư luận thành hai phái trên có phải đã không được coi trọng đúng mức. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực lèo lái mối quan hệ với láng giềng hùng mạnh ở phía bắc và mối quan hệ với phương Tây trong năm 2015 và trong tương lai xa hơn.
Sự kiện chính sách quan trọng của Việt Nam trong năm 2014 là các cuộc đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đối với chính phủ, việc trở thành thành viên của Hiệp định này được ưu tiên hàng đầu. Việt Nam sẽ tận dụng ưu thế là ứng viên ít phát triển nhất để được xem xét nghiêm túc trên bàn đàm phán quốc tế. Nhưng quan trọng hơn, TPP sẽ đại diện cho lực thúc đẩy bên ngoài cần thiết để đưa nền kinh tế chậm tiến của Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.
Trở thành thành viên của TPP sẽ tạo ra ba tác động chính đến nền kinh tế. Đầu tiên, nó hứa hẹn sẽ giúp ngành dệt may quan trọng của Việt Nam được miễn thuế khi tiếp cận thị trường Bắc Mỹ và thị trường Nhật Bản. Thứ hai, nó sẽ yêu cầu cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được lợi thế tiêu thụ phần nhiều nguồn vốn mới, đã nhanh chóng tước đoạt uy tín và khả năng đầu tư, phát triển của khu vực tư nhân vốn hoạt động hiệu quả hơn. Dư luận tỏ ra đồng thuận về vấn đề này, nhưng không có áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động nhờ mối quan hệ móc nối chính trị cũng rất khó cải cách.
Và thứ ba, theo những quy định nghiêm ngặt về xuất xứ đề cập trong TPP, chỉ có sản phẩm được làm hoàn toàn (hoặc phần lớn) trong khu vực các nước tuân thủ TPP được tiếp cận thị trường miễn thuế. Vì vậy, các nhà đầu tư được khuyến khích xây dựng nhà máy dệt may ở Việt Nam, tạo nguồn cung cho các nước công nghiệp dệt may và may mặc lớn, mà không phải nhập khẩu vải từ Trung Quốc nữa. Đầu tư vào các ngành công nghiệp đi đầu sẽ có tác động đáng kể về vấn đề kinh tế lớn nhất của Việt Nam: các mức năng suất thấp trong nền kinh tế dây chuyền lắp ráp cuối cùng dựa vào việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào cao cấp.
Tham gia TPP sẽ gây ra một sự thay đổi: kinh tế chuyển từ các ngành công nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân nhỏ hơn. Ngoài ra, yếu tố chính là đưa đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp vật liệu trung gian của Việt Nam. Vì chuỗi giá trị của ngành công nghiệp vật liệu trung gian lớn hơn so với quá trình lắp ráp, TPP sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh tăng năng suất. Và các quy tắc nhằm san bằng sân chơi giữa các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước có khả năng là động lực thúc đẩy cải tiến, nhưng không hiệu quả với các SME nghèo uy tín và vốn. Những thay đổi này rất cần thiết để phá vỡ sự phụ thuộc vào một nền kinh tế lắp ráp, nơi hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và các nguyên liệu đầu vào đều nhập khẩu từ nước ngoài, để lại hầu hết các giá trị gia tăng ở nước ngoài.
Tất nhiên, trong nước cũng tồn tại khá nhiều quan điểm. Nếu các doanh nghiệp nhà nước được cải cách quá đột ngột, phần lớn dư nợ cho vay của khu vực này, phần nhiều của các ngân hàng nhà nước, sẽ trở nên không hiệu quả và biến thành gánh nợ do nhà nước gánh. Tuy nhiên, không hành động sẽ càng khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn trong tương lai.
Nhìn chung, năm 2015 sẽ là một sự tiếp nối của năm 2014. Việc quản lý các mối quan hệ với Chinawill vẫn là một thách thức đối với chính phủ Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nỗ lực để gia nhập TPP. Mọi thứ trước mắt đối với chính phủ Việt Nam đều không hề dễ dàng. Vấn đề với Trung Quốc là Bắc Kinh có thể khơi dậy các bất đồng công khai ở Việt Nam chỉ đơn giản bằng cách xâm nhập vùng biển Việt Nam, và Hà Nội không thể làm gì hơn ngoài thực hiện động thái ngoại giao. Tương tự như vậy, TPP cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam. Câu hỏi lớn đặt ra không phải là liệu Việt Nam có thể tham gia TPP hay không mà là chính quyền Obama và Quốc hội đảng Cộng hòa hiện tại có khả năng đồng thuận một thỏa thuận trên bàn đàm phán hay không.
Tuy nhiên, mặc dù tất cả các câu hỏi và yêu cầu cẩn trọng được đặt ra cho Việt Nam, nhưng năm 2014 đã mở ra con đường để các nhà lãnh đạo của Việt Nam có thể sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo.
Thomas Jandl là một đối tác sáng lập của MRTJ Asia Consulting, công ty tư vấn về chính sách kinh tế và các vấn đề đầu tư vào Việt Nam. Ông là giảng viên và học giả cấp giáo sư thường trú tại Trường Dịch vụ Quốc tế, Đại học American, Washington. Chuyên môn nghiên cứu của ông là kinh tế chính trị, phân cấp quản lý, thương mại và đầu tư tại Đông Nam Á.
Thomas Jandl, MRTJ Asia Consulting
Tùy Vũ chuyển ngữ
Theo Phía Trước
- Nguồn: Vietnam’s leaders look to consolidate gains in 2015 - Thomas Jandl, EastAsia Forum
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét