"EU cần gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền" - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

"EU cần gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền"

ad728
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) vừa lên tiếng thúc giục Liên hiệp châu Âu duy trì sức ép với chính quyền Hà Nội về vấn đề quyền con người.

FIDH nói Việt Nam cần hủy bỏ các điều luật trong Bộ Luật Hình sự đang được sử dụng để cầm tù những tiếng nói trái chiều

Lời kêu gọi của FIDH được đưa ra trước thềm Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ 5 vào ngày 19/1 tới.

FIDH là một trong những tổ chức nhân quyền lâu đời nhất trên thế giới, với 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia.

Trong thông cáo hôm 16/1, FIDH nói các khuyến nghị của EU đối với Việt Nam cần bao gồm việc "chấm dứt đàn áp và bắt bớ bừa bãi các blogger, các nhà hoạt động, tín đồ tôn giáo, những người bảo vệ nhân quyền cũng như trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị".

FIDH cho biết trong năm 2014, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 12 blogger và những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có các blogger Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ và Nguyễn Đình Ngọc.

Nước này cũng đang giam cầm khoảng 200 tù nhân chính trị - nhiều nhất so với cả khu vực Đông Nam Á, thông cáo nói.

FIDH cũng kêu gọi EU đề nghị Việt Nam hủy bỏ các điều luật trong Bộ luật hình sự đang được sử dụng để "cầm tù những tiếng nói bất đồng ôn hòa", trong đó có Điều 258, Điều 79, Điều 87 và 88.

"Trong lúc tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có dấu hiệu tiến bộ, EU cần sử dụng đối thoại lần này để đưa ra các khuyến nghị rõ ràng, đi kèm với thời gian cụ thể để chính phủ Việt Nam thực hiện", Chủ tịch FIDH Karim Lahidji được dẫn lời nói trong thông cáo.

Về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, EU cần thúc giục Việt Nam thực thi các khuyến nghị được Ủy ban các Quyền kinh tế, Xã hội, Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (CESCR) đưa ra hồi 15/12/2014, thông cáo của FIDH nói.

CESCR đã chỉ trích sự thiếu vắng của các hình thức đền bù thích đáng đối với các nạn nhân của tình trạng vi phạm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, theo thông cáo.

Ủy ban này đã bày tỏ quan ngại trước hành động trấn áp những người đấu tranh cho quyền lợi bị xâm phạm, như biểu tình chống cưỡng chế đất hay yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc.

CESCR cũng lên án tệ trạng sử dụng lao động trẻ em cũng như tác động của các chương trình phát triển lên quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của các cộng đồng thiểu số.

'Không thể chấp nhận'

  Trong lúc tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có dấu hiệu tiến bộ, EU cần sử dụng đối thoại lần này để đưa ra các khuyến nghị rõ ràng, đi kèm với thời gian cụ thể để chính phủ Việt Nam thực hiện

Chủ tịch FIDH Karim Lahidji
Trước đó, hôm 13/1, Dân biểu đảng Dân chủ Loretta Sanchez, đồng chủ tịch phân ban Việt Nam của Hạ viện Hoa Kỳ, đã có cuộc điện đàm với tân đại sứ Ted Osius về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trong cuộc điện đàm, dân biểu Sanchez "nhấn mạnh nhu cầu cải thiện nhân quyền trước khi có quan hệ kinh tế gần gũi hơn, như Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)".

Đặc biệt, bà Sanchez kêu gọi trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và các tù nhân lương tâm khác ở Viết Nam.

Bà cũng đề cập tới tự do internet, cho rằng đây là con đường cần thiết để các gia đình giữ liên lạc với nhau và cho giới chức Hoa Kỳ tiếp cận thông tin về Việt Nam.

“Việt Nam tiếp tục có những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và Hoa Kỳ cần đưa ra thông điệp mạnh mẽ rằng các hành động [của Hà Nội] là không thể chấp nhận được."

"Trong khi danh sách các blogger bị bắt giữ và tù nhân lương tâm ngày càng dài ra, hơn bao giờ hết Việt Nam cần hiểu rằng bất cứ đối tác song phương nào [của Mỹ] đều phải tôn trọng nhân quyền."

Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages