Ông Nguyễn Bá Thanh |
Khí chất Nguyễn Bá Thanh
Một người dân Đà Nẵng tên Quế, sống qua hai chế độ, năm nay đã ngoài 60 tuổi, chia sẻ: “Bốn chục năm nay mới gặp một người như ông Nguyễn Bá Thanh. Ông này để lại rất nhiều giai thoại, không thiên về công danh sự nghiệp mà luôn luôn đứng về người nghèo khổ, có tài có trí. Một con người của miền Trung có khí chất, khí phách, sự nhiệt thành, không vòng vo. Con người của ông Nguyễn Bá Thanh rất dứt khoát, làm là làm, không làm là không làm!”
Theo ông Quế, với ai không cần biết, nhưng với ông, Nguyễn Bá Thanh lá một lãnh đạo thành phố tốt bụng và nổi tiếng nhất không phải kể từ sau 30 thãng năm 1975 mà là từ ngày thành phố Đà Nẵng thành lập với cái tên là Tourance cho đến hôm nay. Bằng chứng của việc ông Thanh nổi tiếng là bây giờ, thử hỏi tên một lãnh đạo thành phố hay một tỉnh trưởng nào đó từ trước đến nay được lòng dân nhất. Chắc chắn người ta không ngại ngần nói là Nguyễn Bá Thanh. Và bản thân ông cũng vậy.
Ông này để lại rất nhiều giai thoại, không thiên về công danh sự nghiệp mà luôn luôn đứng về người nghèo khổ, có tài có trí. Một con người của miền Trung có khí chất, khí phách, sự nhiệt thành, không vòng vo. Con người của ông Thanh rất dứt khoát, làm là làm, không làm là không làm
Một người dân Đà Nẵng tên Quế
Một người dân Đà Nẵng tên Quế
Cũng là người sát cánh với ông Thanh trong giai đoạn ông Thanh còn làm chủ nhiệm hợp tác xã Quyết Thắng, tức là nông trường Quyết Thắng, ông Quế nhớ như in là cách đây ngót nghét hai mươi năm, lúc đó, mọi cuộc mít tinh của nhà nước kêu gọi, dường như dân ở khu vực chung quanh nông trường Quyết Thắng chẳng bao giờ hưởng ứng, tuy nhiên chỉ cần Nguyễn Bá Thanh kêu gọi thì hầu như mọi người đều sẳn sàng tham gia hết mình.
Sở dĩ người dân “mê tín” ông Thanh như vậy là vì trong thời điểm đó, chỉ có Nguyễn Bá Thanh mới dám làm những chuyện động trời khiến cho dân cảm động và tin vào con người, tâm đức của ông. Ví dụ như chuyện cứu tế cho dân miền núi các vùng Hòa Khương, Hòa Khánh, Túy Loan, dân đói, nhưng bất kì tổ chức nhà nước nào muốn cứu tế phải thông qua cả chục bước thủ tục. Riêng Nguyễn Bá Thanh thì khác.
Chết chứ sống gì nổi, vì cái tủy của ông giờ bị nhiễm độc nặng rồi không thể cứu nổi. Mà giờ ông về đi, Đà Nẵng là niềm yêu thương của ông mà. Dĩ nhiên là ông ra trung ương là để dọn bớt sân nhơ nhớp của đảng cộng sản, làm thanh lọc đảng cộng sản
Một người dân Đà Nẵng
Một người dân Đà Nẵng
Chính vì khí chất ngang tàng, sẵn sàng làm và dám chịu của mình mà Nguyễn Bà Thanh rất được lòng dân nhưng lại không được lòng bất kì lãnh đạo nào ở Đà Nẵng. Mãi đến khi ông lên làm Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, đây là cú sốc nặng đối với giới lãnh đạo bảo thủ. Nhưng ông đã vượt qua mọi thử thách để làm nên một Đà Nẵng với diện mạo như ngày hôm nay. Đương nhiên, những kẻ bảo thủ càng ghét ông bao nhiêu thì những người cấp tiến lại càng nể ông bấy nhiêu, chính vì vậy, bộ sậu chop bú của chính quyền Đà Nẵng từ thời ông Thanh cho đến nay đều là những người trẻ, năng động. Và cũng đương nhiên khi đưa ra quan điểm này, ông Quế cũng mở ngoặt bỏ qua những yếu tố thuộc về lý lịch đỏ của họ bởi đó là một vấn đề khác.
Tương lai chính trị mù mờ
Một người dân khác ở thành phố Đà Nẵng, tên Trịnh, chia sẻ thêm: “Chết chứ sống gì nổi, vì cái tủy của ông giờ bị nhiễm độc nặng rồi không thể cứu nổi. Mà giờ ông về đi, Đà Nẵng là niềm yêu thương của ông mà. Dĩ nhiên là ông ra trung ương là để dọn bớt sân nhơ nhớp của đảng cộng sản, làm thanh lọc đảng cộng sản để lấy lại sự yêu mến của nhân dân. Nhưng mà ông Thanh không làm được, điều này thể hiện đảng cộng sản Việt Nam sa xuống vũng lầy của sự tệ hại, chứng tỏ nó sẽ chuyển biến nhanh hơn. Còn nếu ông Thanh làm được thì nó sẽ chuyển biến chậm hơn. Xã hội nào cũng vậy và chính thể nào cũng vậy. Tôi chỉ không đồng ý với ông Nguyễn Bá Thanh hai vấn đề: thứ nhất là vụ xử Trần Văn Thanh, thứ hai là vụ giáo dân Cồn Dầu, còn lại là ông Thanh ok hết.”
Tôi chỉ không đồng ý với ông Nguyễn Bá Thanh hai vấn đề: thứ nhất là vụ xử Trần Văn Thanh, thứ hai là vụ giáo dân Cồn Dầu, còn lại là ông Thanh OK hết
ông Trịnh
ông Trịnh
Ông Trịnh không đưa ra quan điểm hoài nghi bất kì ai đầu độc Nguyễn Bá Thanh bởi vì với ông Trịnh, việc đưa ra những dự đoán chưa có căn cứ là điều không nên làm. Tuy nhiên, ông Trịnh cũng cho rằng hiện tại, Nguyễn Bá Thanh của Việt Nam cũng giống như Bạc Hy Lai của Trung Quốc. Một khi hệ thống tham nhũng, độc quyền và độc tài đã đi vào ổn định, bất kì phần tử nào làm cho nó xao động đều là kẻ có thể bị giết.
Chính bởi hệ thống tham nhũng mang tính ổn định như nhận xét của một quan chức trung ương Hà Nội đã bị ông Thanh khuấy động, cố gắng phá án những vụ tham nhũng cộm cán mà ông phải lãnh nhận hậu quả là có nhiều kẻ thù, có nhiều người lợi dụng nhưng lại không có đồng minh. Và đó là lý do tại sao trong dịp Tết nguyên đán 2014, hầu như nhà ông Thanh vắng khách, đến khi nghe tin máy bay sắp đưa ông về quê, người dân lại cầu nguyện cho ông, ra sân bay, đến trước cổng nhà ông để đón rước, theo dõi.
Cũng theo ông Trịnh, đương nhiên, lúc còn đương chức tại Đà Nẵng, ông Thanh cũng từng làm nhiều người dân và giới quan chức phật lòng. Nhưng trên hết, chung qui, ông là người được lòng rất nhiều người Đà Nẵng. Và cũng đương nhiên, nếu ông Thanh chết đi, xem như ông đã làm tròn sứ mệnh của một viên chức có lý tưởng giúp dân trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, xem như viên mãn. Chỉ có tiếc nuối của những người ở lại về tương lai chính trị còn mù mờ cũng như những công cuộc dở dang mà nếu ông thực hiện trọn vẹn, câu chuyện sẽ trở nên khá hơn. Rất tiếc, bây giờ ông sắp về quê trên chiếc băng ca.
Nói đến đây, ông Trịnh ứa nước mắt nói rằng dù sao chăng nữa, với một con người dám sống dám làm, có số phận chính trị chẳng khác nào một chiến binh ra sa trường như Nguyễn Bá Thanh, chuyến về quê trên băng ca, trên một chuyến bay cứu thương, trong một mùa Đông xám xịt cũng làm cho thành phố này trở nên buồn và ảm đạm. Bởi vì đó là Nguyễn Bá Thanh!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét