"Cả nghìn năm mình lệ thuộc Trung Quốc và bây giờ trong thời hiện đại thì mình đang có cơ hội để thoát ra.
"Tôi nói rằng tránh cái lệ thuộc chứ không phải là tránh mối quan hệ, bởi vì mình phải quan hệ với tất cả mọi người, huống gì là một anh láng giềng như vậy.
"Mình có thể là giữ quan hệ, phải quan hệ và có quan hệ tử tế thì mới có lợi ích của cả hai phía.
"Như thế tức là ta chỉ chống lại cái lệ thuộc, đừng buộc mình như là con ngựa phụ kéo theo, lẽo đẽo đi theo cỗ xe của chủ, thì không thực hiện điều này, mà mình phải tránh."
'Bài học lịch sử và khu vực'
Theo cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu thuộc Ban Dân vận Trung Ương, Việt Nam đã có các bài học 'minh triết' rút ra từ trong lịch sử để giải quyết vấn đề:
Thực ra bài học của nhiều nước trong khu vực cũng đã rõ. Myanmar là một bài học lớn. Họ thoát Trung một cách thông minh, đàng hoàng và quyết liệt hơn mình, rất rõ. Và họ là nước ở sát Trung Quốc đấy
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai
"Như đấy là để cho nội lực của Việt Nam phát triển, xây dựng một thể chế cho nó dân chủ, văn minh và cải tạo đội ngũ cán bộ công chức, để họ thực sự là người phục vụ dân, phục vụ nước, chứ không phải đám ăn trên, ngồi chốc, phe nhóm và cướp quyền của dân như hiện nay...
"Còn đối ngoại thì phải đoàn kết với Asean, với Nhật, với Úc, với Ấn Độ, với Mỹ, với Tây Âu và phải tìm mọi cách để tận dụng được lợi thế mà họ có thể trao lại cho Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu, đã có nhiều nước trong khu vực là láng giềng với Trung Quốc hoàn toàn có thể cung cấp bài học tham khảo cho Việt Nam trong việc giữ độc lập đường lối và phát triển so với Trung Quốc.
Giáo sư Mai nói: "Myanmar là một bài học lớn. Họ thoát Trung một cách thông minh, đàng hoàng và quyết liệt hơn mình, rất rõ. Và họ là nước ở sát Trung Quốc đấy.
"Bây giờ những khả năng phát triển của họ là rất rõ. Hàn Quốc cũng ở sát Trung Quốc đấy, nhưng mà họ có bị lệ thuộc đâu. Cho nên đây là vấn đề lớn mà Việt Nam phải đối mặt," nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét