Phiếu tín nhiệm VN: 'Bước tiến dân chủ'? - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Phiếu tín nhiệm VN: 'Bước tiến dân chủ'?

ad728
Với ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, tại hội nghị Hội nghị lần thứ 10 vừa qua, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các cán bộ Đảng cao cấp nhất.


Việc làm này đang được truyền thông trong nước, trong đó có cả một số nhà sử học ngợi ca là “một bước tiến quan trọng về dân chủ trong lịch sử Đảng 85 năm qua”.

Dân chủ là gì?

Thuật ngữ “Dân chủ” lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với nội dung: “Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do”.

  Lúc lấy phiếu tín nhiệm [tại Đại hội 10 Đảng Cộng sản Việt Nam], người dân không được bỏ phiếu. Khi đã lấy phiếu xong, nhân dân cũng không được biết kết quả nốt. Không thể tìm thấy một yếu tố “dân” nào ở trong đây ngoại trừ chữ “dân chủ” mà một vài nhà phân tích trong nước mới “gắn” cho
Thật ra không có định nghĩa chung nhất cho từ “dân chủ”; mỗi nước, mỗi chế độ có một kiểu dân chủ riêng.

Ở Mỹ, tam quyền phân lập thường được xem là đặc tính hỗ trợ cho dân chủ, nhưng tại các quốc gia khác, như Vương quốc Anh, triết lý chi phối lại là chủ quyền tối cao của nghị viện.

Các nước xã hội chủ nghĩa cũng có kiểu dân chủ của mình.

Theo định nghĩa, bản chất của Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân".

Nhà nước đó cần đáp ứng những yêu cầu sau: 1) Nhà nước do nhân dân lập ra thông qua cơ chế phổ thông đầu phiếu và kín; 2) mọi cơ quan quyền lực Nhà nước đều do nhân dân ủy quyền; 3) mọi hoạt động của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân; 4) mọi hoạt động của Nhà nước phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; 5) nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm với các cơ quan Nhà nước.

Phân tích các định nghĩa thì phức tạp đau đầu, để hiểu dễ nhất về “Dân chủ”, cứ tách hai chữ “dân” và “chủ” ra: “dân” chắc chắn là nhân dân, còn “chủ” là làm chủ, ghép 2 chữ lại thì có nghĩa là : nhân dân làm chủ.

Lấy phiếu tín nhiệm là “Bước tiến dân chủ” trong Đảng?

Dù là lần đầu tiên nhưng người dân Việt Nam thì vốn đã quá quen với hình thức lấy phiếu tín nhiệm có ba mức như thế này ở Quốc hội rồi nên cũng không hy vọng nó có thể thay đổi được gì khi nó được diễn ra ở Trung ương Đảng.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng không được công bố công khai

Nhưng đến khi cuộc bỏ phiếu được gắn với “danh hiệu” dân chủ thì nhiều người không khỏi băn khoăn: Dân đứng ở đâu trong cuộc họp kín này để có thể gọi là “dân chủ”?

Lúc lấy phiếu tín nhiệm, người dân không được bỏ phiếu. Khi đã lấy phiếu xong, nhân dân cũng không được biết kết quả nốt. Không thể tìm thấy một yếu tố “dân” nào ở trong đây ngoại trừ chữ “dân chủ” mà một vài nhà phân tích trong nước mới “gắn” cho.

Nhưng nếu cứ cố gắng tìm cho bằng được “dân” trong việc này thì cũng có đấy.

Đó là sau khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, nhân dân đã bàn tán xôn xao ở vỉa hè góc phố, các quán nước hay qua câu chuyện của các bác tài xế. Thôi đành an ủi, nhân dân quan tâm là đã có chữ “dân” trong đấy rồi.

Nhà sử học Nguyễn Mạnh Hà cho rằng “đây là một bước tiến quan trọng về dân chủ trong lịch sử Đảng 85 năm qua”.

85 năm, tức là gần một thế kỷ cho một bước tiến “dài” như vậy về dân chủ.

Vậy thì không biết để có một bước nhảy vọt về dân chủ thì Việt Nam cần bao nhiêu thế kỷ nữa để có một chế độ “dân chủ gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản” mà Đảng Cộng sản vẫn rêu rao?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của người viết.

Nguyễn Hiếu
Gửi từ Đà Nẵng
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages