Đọc Sách Tiếng Việt tại thư viện Thomas Jefferson
Thư viện Thomas Jefferson ở thành phố Falls Church, quận Fairfax, tiểu bang Virginia miền Đông Hoa Kỳ. |
Theo ông Đỗ Quang Tỏa, cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, năm 2005 khi các tiệm sách tiếng Việt trong vùng, vốn đã ít ỏi, trở nên thưa vắng hơn cho đến khi đóng cửa hẳn:
Không còn chỗ bán sách Việt Nam thì chúng ta đọc ở đâu,và chúng tôi biết nhu cầu đọc sách vẫn còn, do đó chúng tôi hợp với Hội Quảng Đà để lập một Phòng Đọc Sách Tiếng Việt. Chúng tôi lựa địa điểm là Thomas Jefferson vì nó nằm ngay trung tâm là nơi có rất nhiều người Việt Nam sinh sống .
Bà Lê Tống Mộng Hoa, chủ tịch Hội Quảng Đà vùng Đông Bắc Hoa Kỳ lúc bấy giờ:
Cái khó là chứng minh cho chính quyền quận Fairfax thấy là chúng ta vẫn có nhu cầu đọc sách tiếng Việt. Với lại số dân cư Việt nội trong quân Faifax gần đến 40.000, chỉ trong quận Faifax mà thôi, do đó nhu cầu đọc sách tiếng Việt vẫn còn rất cao
Bà Lê Tống Mộng Hoa
Bà Lê Tống Mộng Hoa
Bà Lê Tống Mộng Hoa, chủ tịch Hội Quảng Đà vùng Đông Bắc Hoa Kỳ lúc bấy giờ:
Đứng ra để liên lạc với bà Penny Gross, giám sát viên quận Faifax, có ông Đỗ Quang Tỏa, ông Nguyễn Kim Hương Hòa là chủ tịch Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, với bên này có ông Lê Hữu Em. Ba người đó gặp bà Penny Gross thì bà Penny Gross đồng ý.
Cái khó là chứng minh cho chính quyền quận Fairfax thấy là chúng ta vẫn có nhu cầu đọc sách tiếng Việt. Với lại số dân cư Việt nội trong quân Faifax gần đến 40.000, chỉ trong quận Faifax mà thôi, do đó nhu cầu đọc sách tiếng Việt vẫn còn rất cao. Cũng nhờ các cấp chính quyền muốn giúp đỡ cộng đồng chúng ta thì đó là khởi đầu của Phòng Đọc Sách Tiếng Việt.
|
Dự án Đường Đến Tự Do
Tới năm 2007 thì bà Penny Gross cho biết khi thư viện tân trang thì Ủy Ban Yểm Trợ có cái gì để cống hiến cho thư viện mới không, chúng tôi mới nghĩ tới chuyện lập Đường Đến Tự Do bằng cách quyên góp đồng hương mỗi người đóng một viên gạch có khắc tên người mua, còn những mạnh thường quân đóng góp 1.000USD, mỗi viên gạch 50 USD thì có tên trên bảng đồng treo tại thư viện.
Tháng Bảy 2009, ủy ban yểm trợ Dự Án Đường Đến Tự Do được hệ thống thư viện quân Fairfax và giám đốc điều hành Faifax County Library chấp thuận.
Với 32 mạnh thường quân, mỗi người 1.000USD, cùng 300 viên gạch có khắc tên người mua, lát trên lối đi chính dẫn vào thư viện, tháng Sáu năm 2010 dự án Đường Đến Tự Do giai đoạn hai hoàn thành tại Thomas Jefferson Library đã tái thiết hoàn toàn với một Phòng Đọc Sách Tiếng Việt rộng rãi khang trang hơn ở bên trong:
Chúng tôi thâu được tất cả là 40.000USD Mỹ kim, trao cho thư viện Thomas Fefferson để có tiền mua sách cho Phòng Đọc Sách Tiếng Việt, Bây giờ Phòng Đọc Sách Tiếng Việt có khoảng 6.0000 cuốn sách tiếng Việt đủ loại.
Trên trang Web www.duongdentudo.com do ủy ban yểm trợ việc xây dựng Đường Đến Tự Do thực hiện, người ta có thể đọc thấy ba mục đích chính của Đường Đến Tự Do, là :
Đánh dấu sự hiện diện của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản
Ghi lại thành quả và sự đóng góp của cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, nhất là trong lãnh vực văn hóa, giáo dục.
|
Trong giai đoạn ba của dự án Đường Đến Tự Do Gateway To Freedom, chi phí không thay đổi với 600 viên gạch mỗi viên 50 đô la, có khắc tên người hiến tặng trên từng viên, sẽ được lát tiếp theo 300 viên gạch trước trên lối đi vào của chính của thư viện. Về sự đóng góp cho đến lúc này, ông Đỗ Quang Tòa trình bày:
Giai đoạn ab này là giai đoạn chót vì thư viện đã hoàn toàn được tân trang lại và dự trù sẽ không có gì thay đổi cho đến năm 2060 tức hơn 40 năm nữa. Vì vĩa hè đã làm xong thành thử chúng tôi có thêm 600 viên gạch nữa. Tức từ ngoài đường là chỗ đậu xe vô tới cổng thư viện có cả thảy 900 viên gạch thì 300 viên đã làm ở giai đoạn hai, bây giờ giai đoạn cuối cùng này là còn 600 viên gạch có khắc tên hay câu nào của người hiến tặng.
Chúng tôi mới nghĩ tới chuyện lập Đường Đến Tự Do bằng cách quyên góp đồng hương mỗi người đóng một viên gạch có khắc tên người mua, còn những mạnh thường quân đóng góp 1.000USD, mỗi viên gạch 50 USD thì có tên trên bảng đồng treo tại thư viện
Bà Lê Tống Mộng Hoa
Bà Lê Tống Mộng Hoa
Tiền đóng góp cho dự án Đường Đến Tự Do tập trung về đâu, ai sẽ điều hành số tài chánh đó, ông Đỗ Quang Tỏa cho biết:
Công việc này hoàn toàn thiện nguyện, chúng tôi chỉ kêu gọi trên các đài truyền thanh truyền hình trong vùng. Tất cả số tiền đóng góp sẽ không qua tay chúng tôi mà sẽ đi thẳng đến Fairfax Library Foundation Quĩ Thư Viện Fairfax. Khi nhận tiền Fairfax Library Foundation sẽ có một thơ giống như biên nhận, chúng tôi cũng có cái website www.duongdentudo.com , có thể vô đó để thấy tên của những người đã đóng góp, tiểu bang họ cư ngụ. Đó là hình thức gây quĩ ít tốn kém nhất.
Được biết theo hợp đồng mà Fairfax Library Foundation Quĩ Thư Viện Faifax ký với một công ty sản xuất gạch ở Florida, việc khắc tên trên 600 viên gạch còn lại của Đường Đến Tự Do sẽ do hãng gạch ở Florida đảm trách. Tên tuổi của người hiến tặng được khắc bằng tia Laser trên những viên gạch có thể chịu dựng thời gian và nắng mưa cũng như sương tuyết trong vòng vài chục năm tới:
Khi đã có gạch chở đến thì chúng tôi sẽ một lần nữa kêu gọi các nhà thầu xây cất người Việt tình nguyện bỏ công đến lấy những gạch cũ lên và thế bằng những gạch mới có khắc tên ân nhân đóng góp. Từ năm 2005 tới giờ không có một tốn kém nào mà chúng tôi đòi hỏi thư viện phải trả lại. Tất cả những công việc, tất cả những thành viên trong ủy ban vận động xây dựng Phòng Đọc Sách Tiếng Việt cũng như tất cả thanh viên trong ủy ban xây dựng Đường Đến Tự Do nếu có chi phí nào lo được thì chúng tôi lo, chúng tôi không xin Quĩ Thư Viện Fairfax.
Được hỏi tại sao không tổ chức khánh thành Đường Đến Tự Do ngày 30 tháng Tư, là dịp kỷ niệm 40 năm ly hương mà người Việt xa xứ khắp nơi trên nước Mỹ đang hướng đến dưới nhiều hình thức, mà lại chọn ngày 2 tháng Năm, bà Lê Tống Mộng Hoa thuộc Ủy Ban Yểm Trợ Phòng Đọc Sách Tiếng Việt và Dự Án Đường Đến Tự Do, chia sẻ:
Sở dĩ không chọn ngày 30 tháng Tư vì ngày đó rất buồn. Dù 40 năm qua nhưng ngày 30 tháng Tư suốt đời không thể là ngày vui được. Nhưng việc trao món quà ân nghĩa để tỏ bày lòng biết ơn đối với nước Mỹ là một việc có tính cách tích cực, một ngày vui vì mình được định cư ở xứ lành chim đậu.
Sở dĩ không chọn ngày 30 tháng Tư vì ngày đó rất buồn. Dù 40 năm qua nhưng ngày 30 tháng Tư suốt đời không thể là ngày vui được. Nhưng việc trao món quà ân nghĩa để tỏ bày lòng biết ơn đối với nước Mỹ là một việc có tính cách tích cực, một ngày vui vì mình được định cư ở xứ lành chim đậu
Bà Lê Tống Mộng Hoa
Bà Lê Tống Mộng Hoa
Sau bốn mươi năm ly hương rồi an cư lạc nghiệp ở nước Mỹ, người Việt tị nạn thế hệ thứ nhất trở thành những công dân Mỹ gốc Việt với nỗ lực hội nhập bên cạnh những thành quả nhất định, những thành bại khác nhau về mọi mặt mà con cái của họ, thế hệ thứ hai và thứ ba, đang được thừa hưởng trên một đất nước tự do và nhân bản. Nếu được hỏi thì đó là tâm tư và cảm nghĩ của Việt ở Virginia nói chung cũng như khắp nơi trên đất Mỹ nói riêng.
Dẫu rằng món quà ân nghĩa, là dự án Đường Đến Tự Do tại thư viện Thomas Jefferson, quả là nhỏ nhoi so với những gì cộng đồng Mỹ gốc Việt thụ hưởng cũng như đóng góp vào đất nước Hoa Kỳ, nhưng theo bà giám sát viên quận Fairfax Penny Gross, từng sát cánh với Phòng Đọc Sách Tiếng Việt cũng như dự án Đường Đến Tự Do bao năm qua, thì món quà này không hề nhỏ:
Tôi ước mong những cộng đồng sắc tộc khác cũng sẽ có hành động tương tự như thế đối với thư viện trong địa phương họ đang ở, một phòng đọc sách bằng ngôn ngữ của chính họ. Chúng ta có thể thực hiện điều này bất cứ nơi nào, phải không, bởi nó bắt nguồn từ lòng tự hào về nền văn hóa và lề lối cư xử của một cộng đồng nhưng nó đã mang lại phúc lợi cho rất nhiều người sống trong cộng đồng đó.
The Gateway to Freedom …
Về dự án Đường Đến Tự Do, đó là lịch sử, là con đường gian truân mà rất những người Mỹ gốc Việt phải vượt qua khi đi vào một xã hội tự do thông thoáng. Đường Đến Tự Do này phản ảnh từng ký ức, từng quá khứ của mỗi một con người trong cộng đồng đó. Với tôi, hành trình đến tự do của người Việt như điều gì đó đi thẳng vào tim mình, nó là biểu tượng của giá trị tự do nhân bản mà người tị nạn tìm kiếm trên nước Mỹ rồi sau đó trả lại cho nước Mỹ bằng bất cứ hành động hào hiệp nào có thể. Đó là ký ức của tự do.
Còn đối với bà Mary Mulranen, giám đốc tiếp thị kiêm phát ngôn nhân hệ thống thư viện quận Fairfax, Phòng Đóc Sách Tiếng Việt là tặng phẩm hào phóng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tặng cho thư viện Thomas Jefferson:
Chúng tôi chưa từng thấy đó là món quà nhỉ., nhất là khi nó đến trong thời điểm thư viện được tái thiết lại . Đó là tấm lòng và món quà vô cùng rộng lượng không chỉ cho cộng đồng Việt Nam nói riêng mà cho cả toàn thể cộng đồng cư dân khác trong khu vực nói chung.
Chúng tôi thực sự cảm kích và biết ơn lòng quảng đại thể hiện qua phần tài chánh mà cộng đồng người Việt trao cho thư viện Thomas Jefferson. Hành động đó chắc chắn đã tạo thay đổi cho từng phần tử trong tập thể hỗn hợp sống quanh đó. Vô cùng cảm ơn là lời chúng tôi muốn nói.
Chắc chắn trong những ngày tới, không chỉ người địa phương mà người từ những tiểu bang xa, nếu có ghé qua thành phố Falls Church , quận Fairfax của Virginia, thì sẽ đến thư viện Thomas Jefferson trên đường 50 để tìm lại dấu tích của ông bà, cha mẹ hay của chính mình, ghi khắc trên những viên gạch không ngã màu thời gian của Đường Đến Tự Do Gateway To Freedom hướng vào tiền sảnh của thư viện Thomas Jefferson, nơi Phòng Đọc Sách Tiếng Việt ngự trị trong đó đã 10 năm.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin tạm ngưng. Thanh Trúc hẹn gặp lại quí vị tuần tới.
Thanh Trúc
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét