“Có nhiều điều ủng hộ cho khả năng bị nhiễm độc” - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

“Có nhiều điều ủng hộ cho khả năng bị nhiễm độc”

ad728
Sau vụ cá chết hàng loạt trước bờ biển miền Trung Việt Nam, các nguyên nhân gây ra vẫn còn chưa được rõ. Trao đổi với trang Làn Sóng Đức, một nhà hải sinh học giải thích những nguyên nhân nào là có thể.


Làn Sóng Đức: Người ta xem xét đến những nguyên nhân nào cho một vụ cá chết hàng loạt như vậy?

Kim Detloff: Khi có những vụ chết hàng loạt như vậy xuất hiện trong thế giới động vật thì thông thường khả năng nhiễm độc là rất có thể. Có những khả năng khác, ví dụ như tảo nở hoa tự nhiên, bệnh vì virus hay vì vi khuẩn, cũng có thể là từ những sự kiện thuộc địa chấn học như động đất dưới biển hay khí thoát ra dưới đại dương. Nhưng những sự kiện như vậy thường là bị giới hạn tại một địa phương. Nhưng theo thông tin của tôi thì cả một dãi bờ biển dài 200 kilômét đã bị liên lụy. Điều đó ủng hộ cho khả năng nhiễm độc nhiều hơn.

Làm sao có thể làm sáng tỏ một cách có hệ thống và tốt nhất trong một trường hợp như vậy?

Điều quan trọng đầu tiên là phải khoanh vùng. Tôi xem xét các loài: Những loài cá nào bị ảnh hưởng? Cá ở ngoài khơi xa bờ, của vùng biển gần bờ hay có lẽ có những loài chỉ xuất hiện trong một vùng nhất định, điều kiện dòng chảy, để cuối cùng rồi tôi biết được thật ra thì tôi phải đi tìm ở đâu. Nguồn gốc của vụ cá chết hàng loạt như vậy nằm ở đâu?

Rồi phải khám nghiệm các con vật đó. Khi động vật có vú hay cá bị liên lụy thì có thể xác định rất tốt nguyên nhân gây tử vong. Nhất là khi các chất độc cho hệ thần kinh là nguyên nhân hay ngay cả khi thiếu ôxy. Điều đó có thể chứng minh được, khi các con vật chưa thối rữa quá nhiều. Vì vậy mà thời gian đang hối thúc.

Nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề có tầm quan trọng cho tới đâu?

Đó là cả một vấn đề. Các hiệu ứng pha loãng diễn ra rất nhanh trong biển, cho nên thường thì người ta không còn có thể tiếp cận nguồn xuất phát được nữa. Rồi thì vẫn không rõ là chất độc đó xuất hiện chính xác là ở đâu. Tất nhiên là cũng có những quá trình phân hủy diễn ra tương đối trong thân thể động vật. Tuy là khác nhau tùy theo loại chất độc, nhưng toàn bộ sự việc là một cuộc chạy đua với thời gian.

Trong truyền thông có nói tới “thủy triều đỏ” như là một nguyên nhân có thể. Điều đó có thể hiểu như thế nào?

Người ta hiểu thủy triều đỏ như là một sự bùng nổ tăng trưởng của các loài tảo. Tảo có màu đỏ một cách đặc trưng ở các bờ biển của Hoa Kỳ, nơi xuất phát khái niệm này. Nhưng những lần tảo nở hoa như vậy có nhiều loại và nhiều hình thức khác nhau. Thông thường, chúng xuất hiện bởi có quá nhiều chất dinh dưỡng trong biển. Điều đó có thể do con người gây ra, ví dụ như thải phân bón từ nông nghiệp. Khi có dinh dưỡng tốt và nhiệt độ nước cao thì thường dẫn tới việc tảo bùng nổ tăng trưởng.

Như thế thì có vấn đề ở hai mặt. Một mặt, toàn bộ sinh khối hình thành qua đó phải được phân hóa. Có nghĩa là những loài tảo sống ngắn ngày đó chìm xuống đấy biển, rồi vì phân hủy tảo mà dẫn tới việc thiếu ôxy và có thể là dẫn đến việc chết hàng loạt. Mặt khác, cũng có những loại tảo tự sản xuất ra chất độc có thể dẫn tới những hiện tượng tê liệt tại cá hay tại cả những loài động vật có vú và chim.

Kim Detloff từ tổ chức NABU
Trong trường hợp cụ thể này thì đó có là một hiện tượng “thủy triều đỏ” hay không?

Khó có thể nói. Thật ra thì một lần tảo nở hoa như vậy, điều dẫn tới việc chết hàng loạt, đã phải được phát hiện ra trước đó. Điều đó đã phải được các cơ quan giám sát vùng biển hay hàng hải nhận ra, vì những loài tảo như vậy thông thường là thành hình ở trên bề mặt nước. Bây giờ thì phải điều tra về điều này. Có thông báo nào trước đó không? Nếu không có thì người ta hẳn là phải từ giả lý thuyết về tỏa nở hoa.

Ở trong vùng đó có một khu công nghiệp lớn. Ngay cả khi hiện nay người ta phủ nhận, rằng công nghiệp thép phải chịu trách nhiệm, thì điều đó là dễ hiểu. Vì trong công nghiệp thép, người ta sử dụng các hợp chất của nhôm và cyanide, và cả kim loại nặng nữa, những thứ có thể nhanh chóng dẫn đến việc cá chết hàng loạt. Ở đây thì các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm loại trừ khả năng các hóa chất đã được thải ra.

Bệnh virus hay vi khuẩn hay các nguyên nhân về địa chấn đáng tin cậy cho tới đâu?

Nuôi trồng thủy sản bị nghi ngờ là phải chịu trách nhiệm cho các loại bệnh tật do virus hay vi khuẩn gây ra, những cái rồi lan sang cho thủy sản tự nhiên.  Nhưng trong trường hợp này thì điều đó không phải là nguyên nhân có khả năng nhiều nhất, vì theo tôi biết thì có rất nhiều loài khác nhau bị liên lụy. Bệnh virus thông thường giới hạn ở một ít loài. Cả động đất và khí thoát ra cũng không có khả năng nhiều lắm. Nếu như vậy thì trước đó đã có nghi chép và nhận biết rồi. Ngày nay thì động đất trên khắp thế giới được ghi nhận thật chính xác.

Nước thải công nghiệp và “thủy triều đỏ” là các nguyên nhân có nhiều khả năng nhất.

Ông có nhìn thấy nguy cơ cho những người ăn cá đó hay bơi trong biển không?

Người ta biết rằng trong một trường hợp như vậy thì bãi biển sẽ bị ngăn lại và sẽ cấm ăn cá và hải sản. Khi con người tiêu thụ những con cá đó và đặc biệt là sò ốc thì điều đó có thể gây nguy hiểm cho họ. Đặc biệt sò ốc tích tụ lại những chất độc qua các hệ thống lọc của chúng và qua đó là cô đặc chúng lại. Cuối cùng thì các cơ quan nhà nước tại chỗ phải quyết định. Nhưng khi một vụ chết hàng loạt như vậy xảy ra, và nguyên nhân còn chưa rõ thì người ta nên ngưng đánh cá cho tới khi nguyên nhân được làm sáng tỏ.

Ngay bây giờ thì người ta đã có thể nói gì về hậu quả trung và dài hạn cho hệ thống sinh thái không?

Còn quá sớm. Điều đó phụ thuộc vào việc loài nào, bao nhiêu động vật bị liên lụy và nguyên nhân là gì.

Ông Kim Detloff là nhà hải sinh học và là trưởng phòng bảo vệ biển tại Naturschutzbund Deutschland (NABU – Liên minh Bảo vệ Thiên nhiên Đức).

Cuộc phỏng vấn do Rodion Ebbighausen thực hiện.

Deutsche Welle
Rodion Ebbighausen thực hiện
Dịch giả: Phan Ba
Nguồn: "Vieles spricht für eine Vergiftung", Deutsche Welle

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages