Nhanh nhất là Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Như thường lệ, Trung Quốc khẳng định chủ quyền "không thể chối cãi" với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời yêu cầu Việt Nam "dừng ngay việc xâm chiếm và xây dựng trái phép, không có các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình".
Đá Lát, một bãi đá ngầm, nằm cách đảo Trường Sa Lớn cũng do Việt Nam kiểm soát khoảng 15 hải lý về phía Tây.
Trên Đá Lát hiện Việt Nam đã có một hải đăng và một trạm gác nhỏ.
Cho tới nay, Việt Nam chưa có phản ứng gì trước các động thái nói trên.
Sau Trung Quốc, Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Việt Nam và các quốc gia khác không cơi nới cải tạo cũng như không quân sự hóa Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói với các phóng viên ở Washington DC rằng Hoa Kỳ nắm được thông tin về việc cải tạo bãi đá của Việt Nam.
Đá Lát trước và sau ngày 30/11/2016 - hình chụp từ vệ tinh |
Bà Trudeau nói: "Chúng tôi thường xuyên cảnh báo rằng hoạt động cải tạo và quân sự hóa các khu vực tranh chấp tại Biển Đông có nguy cơ sẽ làm tình hình bất ổn leo thang. Chúng tôi kêu gọi các bên có biện pháp giảm căng thẳng và giải quyết khác biệt một cách hòa bình".
Philippines 'tránh hợp tác'
Hoa Kỳ đang phải xem xét cảnh báo của Philippines rằng Manila sẽ không chấp thuận cho Hoa Kỳ sử dụng lãnh thổ để tiến hành các hoạt động tuần tra thường kỳ ở Biển Đông.
Theo thỏa thuận quốc phòng giữa hai bên ký năm 2014, các tàu chiến, tàu ngầm và chiến đấu cơ của Mỹ có thể tiếp cận một số căn cứ quân sự của Philippines.
Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói thay vì nước này, Hoa Kỳ nên chuyển sang sử dụng Guam hay Okinawa ở Nhật Bản cho các hoạt động ở Biển Đông.
Ông nói quân Mỹ vẫn có thể tiếp dầu hay tiếp vận ở Philippines, nhưng chỉ sau khi đã xong nhiệm vụ.
Phát ngôn viên Elizabeth Trudeau từ chối bình luận về phát biểu này của ông Lorenzana, nhưng bà khẳng định rằng Hoa Kỳ cam kết duy trì tự do hàng hải và "chúng tôi sẽ bay, sẽ lưu thông bất cứ đâu trong hải phận quốc tế và chúng tôi sẽ tiếp tục làm công việc này".
Một mặt Philippines tỏ ra ngày càng xích lại Trung Quốc, mặt khác nước này vẫn không thể không dựa vào trợ giúp của Washington. Mới nhất hôm 9/12, hải quân Philippines đã nhận tàu đã qua sử dụng thứ ba từ lực lượng tuần duyên Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo Anh
Tàu Coconut Princess đưa khách ra Hoàng Sa |
Trong khi đó, thông tin một nước phương Tây khác là Anh quốc lên kế hoạch tuần tra ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã làm Trung Quốc giận dữ.
London mới thông báo sẽ điều bốn chiến đấu cơ Typhoon tới Nhật tập huấn và các chiến đấu cơ này sẽ tuần tra trên các vùng biển nói trên.
Đại sứ Anh tại Mỹ, Kim Darroch, tuần trước cho hay chính phủ Anh đang chuẩn bị tuần tra bảo đảm tự do hàng hải có sự tham gia của tuần dương mẫu hạm mới HMS Queen Elizabeth khi chiếc này được đưa vào hoạt động năm 2020.
Ông nói Anh quốc chia sẻ các mục tiêu bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ trong các vùng biển quốc tế.
Phát biểu của Sir Kim Darroch khiến Tân Hoa Xã phản ứng bằng bài xã luận trong đó cảnh báo Anh quốc không nên làm phức tạp thêm tình hình.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói: "Nếu chiến đấu cơ Anh tham gia hoạt động gọi là 'tự do hàng hải' ở Nam Hải (Biển Đông) thì điều này sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình và tăng áp lực lên quan hệ Trung-Anh".
Trung Quốc trong khi đó đưa tàu du lịch thứ hai vào khai thác chặng tham quan Hoàng Sa.
Tàu thứ nhất Coconut Princess chở khách từ Hải Nam tới Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, từ tháng 4/2013, tới nay đã đạt 23.000 lượt khách.
Tàu mới tên là Nam Hải Chi Mãnh cuối tháng 12 này sẽ khai trương tour du lịch từ Tam Á tới ba đảo thuộc Hoàng Sa kéo dài bốn ngày với giá từ 580-1.450 đôla/người.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét