Lẩn quẩn chấn chỉnh đảng và cải cách - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Lẩn quẩn chấn chỉnh đảng và cải cách

ad728
Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 10 năm 2016. 



Ngày 9 tháng 12 một lần nữa, ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam lại đề cập đến vấn đề chỉnh đốn đảng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam trong thời gian gần đây hầu như không đề cập đến việc cải tổ cơ cấu nền kinh tế.

Chỉnh đốn đảng hay cải cách kinh tế?

Trong một lần trao đổi với chúng tôi về kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội cho rằng khi đề cập đến những vấn đề kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu thì những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đều mong muốn có những cải cách, nhưng khi đề cập đến chính trị thì họ đều là những người bảo thủ.

Trên bình diện kinh tế, thời gian qua Việt Nam chứng kiến sự chậm trễ trong vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế theo khuynh hướng thị trường, số nợ xấu tăng cao, cũng như sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra thảm họa môi trường biển Vũng Áng cũng thể hiện sự quản lý yếu kém nền kinh tế.

Trên bình diện chính trị, sau sự kiện quan trọng là đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc hồi đầu năm nay, Việt Nam lại chứng kiến hàng loạt nghi vấn liên quan đến tham nhũng với liên tục ba cán bộ cao cấp từng làm việc cho tập đoàn dầu khí quốc gia bỏ trốn ra nước ngoài.

  Khi đề cập đến những vấn đề kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu thì những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đều mong muốn có những cải cách, nhưng khi đề cập đến chính trị thì họ đều là những người bảo thủ.

-Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Sau hội nghị trung ương đảng lần thứ tư vừa kết thúc vào ngày 14 tháng 10, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế trong nước, sống ở Hà Nội nói với chúng tôi rằng ông không thấy nghị quyết của hội nghị này đưa ra vấn đề cải cách cơ chế của nền kinh tế, mặc dầu đó là điều đất nước đang rất cần trong lúc này:

“Trong tình hình hiện nay, Việt Nam rất cần cải cách thể chế, phải giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách, phải giảm bớt bộ máy cồng kềnh hết sức trùng lắp này. Đặc biệt là phải giảm các khoản vòi vĩnh, bắt các doanh nghiệp phải trả thêm, thì mới kinh doanh được. Tất cả những điều ấy tôi chưa thấy có một nghị quyết có tính hệ thống và theo các chuẩn mực quốc tế. Tôi chưa thấy.”

Trước khi đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản diễn ra, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương có phân tích với chúng tôi về các khuynh hướng khác nhau trong tầng lớp cai trị Việt Nam hiện nay. Theo ông trong các khuynh hướng đó có một nhóm mà ông gọi là trục lợi, và môi trường chính trị, kinh tế Việt Nam hiện nay đang là môi trường tốt cho nhóm này phát triển:

“Chế độ chính thể của Việt Nam hiện nay vẫn tạo một môi trường rất là phù hợp cho xu hướng trục lợi. Thứ nhất là có một nhà nước tương đối là độc đoán, tương đối là khép kín, mặc khác lại có một nền kinh tế tương đối là thoải mái trong việc làm tiền, có thể dùng tiền để mua chức, và dùng chức để kiếm tiền.”

Trong một lần trao đổi với Nam Nguyên của đài RFA, luật sư Trần Quốc Thuận có nhận định rằng "nếu tình trạng tha hóa tham ô tràn làn không ngăn chặn được, thì Đảng và chế độ sẽ mất niềm tin người dân không ủng hộ nữa. Trong hoàn cảnh như thế thì cơ sở tồn tại của Nhà nước sẽ rất thấp."

Ý của ông Trần Quốc Thuận muốn nói đến nhà nước do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo hiện nay.

Một nhà bất đồng chính kiến với đảng cộng sản hiện nay là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, hiện đang sống tại Đà Lạt nói với chúng tôi rằng sự lo ngại của đảng cộng sản trước kia chỉ thuần về thay đổi ý thức hệ, nay lại bao gồm cả chuyện mâu thuẫn giữa các phe phái với nhau:

“Bộc lộ sự mâu thuẫn trong nội bộ đảng về mặt nhân sự, chẳng những về mặt tư tưởng mà con về mặt nhân sự có thể dẫn đến lật đổ nhau, như ở Đại hội Đảng lần thứ 12 và thậm chí như vụ ở Yên Bái và đến vụ Trịnh Xuân Thanh nữa.”

Đảng mạnh hơn sẽ tạo nên kinh tế mạnh hơn?

Có lẽ vì những lý do đó mà trong các văn kiện quan trọng của đảng, hay các lời phát ngôn gần đây của các quan chức cao cấp của đảng đều nói đến việc chấn chỉnh lại đảng cộng sản Việt Nam, thay vì cải cách thể chế kinh tế. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận xét về nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ tư của đảng do ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng trình bày:

“Tôi không thấy có một ý gì cải cách mạnh mẽ ở đây cả. Điều ông ấy tập trung nói ở đây là chống tham nhũng và tập trung xây dựng đảng. Có lẽ đấy là trọng điểm. Còn tình hình kinh tế thì ông ấy nói có mặt tiến bộ, có mặt khó khăn, thậm chí ông ấy có dùng chữ nghiêm trọng. Nhưng tôi không thấy có cái điều gì gọi là cải cách một cách mạnh mẽ.”

  Chế độ chính thể của Việt Nam hiện nay vẫn tạo một môi trường rất là phù hợp cho xu hướng trục lợi.

-Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm
Với đảng cộng sản là lực lượng duy nhất quản lý xã hội Việt Nam, những người như ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng khi đảng được chỉnh đốn, nó sẽ mạnh lên để lãnh đạo đất nước Việt Nam. Tuy nhiên một nhà quan sát từ nước ngoài là chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện sống tại Hoa Kỳ cho rằng:

“Phải giới hạn lại vai trò của đảng, đó là một cách. Cái thứ hai là mở rộng vai trò của quốc hội, ít ra là quốc hội trong hoàn cảnh hiện tại, giải quyết chuyện đó nó mới giải quyết được vấn đề kinh tế. Bởi vì nếu kinh tế thị trường phát triển lệch lạc, chính là vì hệ thống chính trị, nếu mà không giải quyết hệ thống chính trị, nếu mà không phá vỡ đặc quyền chính trị của một số ở trên cùng thì chúng ta sẽ không có kinh tế thị trường.”

Trở lại với ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng khi đề cập đến vấn đề chính trị thì nhiều nhà lãnh đạo cộng sản hiện nay sẽ là những người bảo thủ, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm cũng cho rằng có một khuynh hướng trong tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay mong muốn giữ được những điều liên quan đến ý thức hệ hơn là những ý tưởng cải cách.

Kính Hòa
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages