Theo nguồn tin nội bộ từ Quân khu 7 cho biết, ông Trần Phương Bình bị bắt còn do nguyên nhân, ông Bình là con trai của ông Trần Văn Tiệp, người nổi tiếng với dự án tìm “Kho báu núi Tàu chứa 4.000 tấn vàng” Kho báu 100 tỉ USD, ở Tuy Phong tỉnh Bình Thuận và ông Trần Văn Tiệp cũng là người kinh tài cho Quân khu 7. Được biết, ông Trần Văn Tiệp trước khi chết đã trao lại cho con trai là ông Trần Phương Bình nhiều thông tin bí mật về kho báu này và bản thân ông Trần Phương Bình của được thừa hưởng một khối tài sản lớn góp phần gây dựng Ngân hàng Đông Á cho đến hôm nay.
Ngay lập tức Ngân hàng Đông Á ra thông cáo báo chí nhằm trấn an khách hàng cùng các cổ đông của họ, với nội dung như sau:
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công An (C46) đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với một số cán bộ nguyên là lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Đông Á do vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong đó có ông Trần Phương Bình–nguyên Tổng giám đốc DongA Bank, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân - nguyên Phó Tổng giám đốc DongA Bank và 3 nhân viên có liên quan đến việc tung tin đổi tiền. Vì vậy, việc Cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố các bị can nêu trên hoàn toàn không ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á.
Được biết, ông Trần Phương Bình không chỉ bị bắt tạm giam vì liên quan đến cáo buộc các sai phạm, gây thất thoát 2.000 tỷ đồng cho Dong A Bank. Mà việc bắt khẩn cấp lần này là do Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình và một số lãnh đạo Ngân hang Đông Á bị bắt vì chính là người để lọt tin đổi tiền tuyệt mật. Điều đó đã khiến cho KH đổi tiền bị vỡ lở. Tin này trùng với báo cáo của Cơ quan CS Điều tra của Bộ CA, đã xác định được tin đồn đổi tiền bắt nguồn từ một rò rỉ từ khu vực phía Nam khẳng định rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi tiền bằng cách giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng Việt Nam hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao, có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ… là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Chính trị thống nhất từ lâu và đã được triển khai trong nhiều năm qua.
Theo đánh giá của Bộ Công An và các chuyên gia tài chính tiền tệ cho biết, chỉ bằng cú tung tin đổi tiền vừa qua, trong vòng hơn 10 ngày thì nhóm lợi ích Tài chính – Tiền tệ sân sau của một số quan chức đã thu lợi không dưới 3.500 tỷ đồng.
Theo nguồn tin nội bộ từ Quân khu 7 cho biết, ông Trần Phương Bình bị bắt còn do nguyên nhân, ông Bình là con trai của ông Trần Văn Tiệp, người nổi tiếng với dự án tìm “Kho báu núi Tàu chứa 4.000 tấn vàng” Kho báu 100 tỉ USD, là nơi cất giấu hàng ngàn tấn vàng do quân Nhật chôn giấu sau Thế chiến thứ hai, ở Tuy Phong tỉnh Bình Thuận và ông Trần Văn Tiệp cũng là người kinh tài cho Quân khu 7. Được biết, ông Trần Văn Tiệp trước khi chết đã trao lại cho con trai là ông Trần Phương Bình nhiều thông tin bí mật về kho báu này và bản thân ông Trần Phương Bình của được thừa hưởng một khối tài sản lớn góp phần gây dựng Ngân hang Đông Á cho đến hôm nay.
Theo cáo buộc của cơ quan điều tra cho biết, dòng họ ông Trần Phương Bình đã nắm giữ 8,44% vốn DongA Bank, theo đó ông Bình là cổ đông cá nhân lớn nhất tại DongA Bank với tỷ lệ sở hữu lên tới 3%. Cả họ của ông Bình nắm giữ tới 8,25% vốn DongA Bank. Trong đó, đáng chú ý là các con gái ông nhờ là cổ đông DongA Bank nên thành những tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Ở DongA Bank, công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ tới 10% vốn ngân hàng. Đứng sau là Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (7,7%), Văn phòng Thành ủy T.P Hồ Chí Minh (6,87%), công ty cổ phần Vốn An Bình (5,42%), Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa (3,78%).
Với việc nắm giữ 15 triệu cổ phiếu DAF, tương ứng 3% vốn DongA Bank, ông Trần Phương Bình là cổ đông lớn thứ 6 tại DongA Bank nhưng là cổ đông cá nhân lớn nhất. Tuy nhiên, sức mạnh của ông Bình còn nhiều hơn thế vì cổ đông lớn thứ 2 Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận là công ty do vợ ông – bà Cao Thị Ngọc Dung nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc.
Không chỉ có vậy, cả họ nhà ông Bình nắm giữ tới 8,44% DongA Bank. Tổng cộng có tới 12 thành viên liên quan tới ông Bình sở hữu cổ phiếu DAF của DongA Bank. Trong đó, bà Cao Thị Ngọc Dung sở hữu gần 9,7 triệu cổ phiếu DAF. Tính theo mệnh giá, lượng cổ phiếu này trị giá 97 tỷ đồng.
Các cáo buộc cũng cho biết, con gái là những tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán. Trong gia đình ông Trần Phương Bình, bà Cao Thị Ngọc Dung nắm giữ lượng cổ phiếu DAF khá lớn nhưng vẫn thua kém các con gái.
Cô con gái Trần Phương Ngọc Hà nắm giữ tới 10,3 triệu cổ phiếu DAF, tương ứng 2.06% vốn DongA Bank. Ngọc Hà là cổ đông lớn thứ 9 của DongA Bank. Theo mệnh giá, lượng cổ phiếu này trị giá 103 tỷ đồng. Với khối tài sản khổng lồ này, Trần Phương Ngọc Hà lọt vào Top các tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà quan sát và các chuyên gia tài chính thì cho rằng, trước khi ông Nguyễn Phú Trọng hạ cánh cũng đang tìm cách tiêu diệt các tay chân thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau ông Trần Bình Phương của Ngân hàng Đông Á rồi sẽ đến lượt ai lên đoạn đầu đài nữa chúng ta hãy chờ xem.
Giới tài chính trong nước nhận định đây chính là phần cuối của chiến dịch diệt trừ phe Nguyễn Tấn Dũng của phe ông Nguyễn Phú Trọng. Truyền thông trong nước loan tin dè dặt về việc bắt giam nguyên một dàn lãnh đạo cũ của Ngân hàng Đông Á; ông Trần Phương Bình là người có công đưa Ngân hàng Đông Á đến nhiều thành công. Một trong các sáng kiến là máy ATM bán vàng tự động.
Theo nguồn tin nội bộ từ Quân khu 7 cho biết, ông Trần Phương Bình là con trai của ông Trần Văn Tiệp, người nổi tiếng với dự án tìm “Kho báu núi Tàu chứa 4.000 tấn vàng” Kho báu 100 tỉ USD, là nơi cất giấu hàng ngàn tấn vàng do quân Nhật chôn giấu sau Thế chiến thứ hai, ở Tuy Phong tỉnh Bình Thuận và ông Trần Văn Tiệp cũng là người kinh tài cho Quân khu 7. Được biết, ông Trần Văn Tiệp trước khi chết đã trao lại cho con trai là ông Trần Phương Bình nhiều thông tin bí mật về kho báu này và bản thân ông Trần Phương Bình của được thừa hưởng một khối tài sản lớn góp phần gây dựng Ngân hang Đông Á cho đến hôm nay.
Theo đó, ông Trần Văn Tiệp ở quận Phú Nhuận, TP HCM cũng từng khẳng định rằng, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, lúc giải giáp do thua trận quân Đồng minh, quân đội Nhật đã gấp rút chôn giấu 4.000 tấn vàng tại khu vực núi Tàu. Sau đó được phép của chính quyền địa phương, năm 1993, ông Tiệp thuê máy móc tiến hành đào bới, thăm dò kho báu. Lúc này, cùng hợp tác với ông Tiệp có ông Tám Hiền - Lê Văn Hiền, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải - nay là tỉnh Bình Thuận và đã mất năm 2009
Ông Trần Văn Tiệp sinh năm 1915, quê gốc ở Hải Phòng, di tản vào Sài Gòn khi mới 10 tuổi. Thời chống Pháp, ông từng tham gia cách mạng. Suốt từ năm 1957 đến nay, ông chỉ chăm chú một việc mà theo ông cho đó là công trình của đời mình: khai thác kho vàng núi Tàu. Theo ông Tiệp, kho vàng núi Tàu có không ít hơn 4.000 tấn, đó là chưa kể kho vàng của người Chăm xưa chôn ở gần đó chừng 1.000 tấn. Cộng với châu báu khác nữa thì kho vàng núi Tàu trị giá không dưới... 100 tỉ USD!
Hơn 20 năm ông Tiệp đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để truy tìm kho báu với nhiều biện pháp thủ công cũng như hiện đại, kể cả việc dùng nhà ngoại cảm,
Theo những người dân ở xã Phước Thể (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), sở dĩ gọi là núi Tàu là vì ngọn núi này gần với vùng biển ngày xưa có tàu chiến của quân đội Nhật chìm. Cũng có người gọi là núi Mây Tào và cho rằng từ này xuất phát từ tiếng của người Chăm xưa.
Ông Tiệp nói rằng, trong tay ông có rất nhiều hồ sơ cho biết vào cuối thế chiến thứ II, sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, vị tướng Yamashita đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến vịnh Cà Ná (giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) trú ẩn.
Tuy nhiên, sau đó lực lượng không quân của quân đồng minh đã đánh chìm 66 tàu của quân đội Nhật xuống khu vực này. Còn lại 18 tàu khác kịp thời chạy thoát và sau đó chính quân đội Nhật đã đưa số vàng khoảng 4.000 tấn vàng xuống một hòn núi sát với vùng biển này. Sau này mới biết đây là núi Tàu. Sau thế chiến thứ II, nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng cực lớn này nhưng đều thất bại.
“Sở dĩ quân đội Nhật chôn kho vàng này gần biển là do thuận tiện giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt. Hơn nữa, họ chôn gần một kho vàng khác của vua Chăm ngày xưa để lại nơi này”, ông Tiệp nói chắc nịch.
Niềm tin càng tăng thêm khi ông Tiệp tìm kiếm được một thanh gươm cùng với vỏ bao gươm của Nhật đã cũ; đồng tiền 10.000 yen; một ống điếu bằng kim loại đã vỡ một phần; hai phù hiệu Hắc Long bằng kim loại... Những “báu vật” này, theo ông Tiệp được tìm thấy ở núi Tàu là vật chứng thể hiện kho vàng vẫn quanh quẩn đâu đây.
Đến năm 1992, ông Tiệp như “bắt được vàng” khi xuất hiện một người tên Trần Xuân Hà, người ở huyện Tuy Phong xung phong... chỉ điểm vị trí của kho vàng ở núi Tàu. Từ đây, ông Tiệp quyết định phải khai quật kho vàng này.
Ngày 16/10/1993, ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khi đó chính thức cấp giấy phép cho ông Trần Văn Tiệp được “tìm kiếm kim loại” tại núi Tàu. Có được “bảo bối” này trong tay, ông Tiệp thuê kỹ sư địa chất tên là Hoàng Vân Trường kiêm nhà “ngoại cảm” ở Phú Thọ vào núi Tàu để tìm kho vàng.
Công việc tìm kiếm tiến hành từ đầu năm 1994. Thời kỳ này, ông Tiệp chủ yếu thuê nhân công đào bới, tìm kiếm bằng tay. Sau đó, thấy không hiệu quả, ông Tiệp đã thuê cả xe ủi, xe múc lên sườn phía đông núi Tàu xới bung cả một vệt núi đá.
Sau 3 tháng sử dụng xe cơ giới tìm kiếm, ông Tiệp mừng rỡ khi những người cộng sự báo cáo tiếp cận được cửa hầm nằm dưới một lớp đá sâu 3m với nội dung “Cửa hầm kho vàng có chiều rộng chừng 24 mét, chiều dài chừng 80 mét. Cửa được xếp bằng một lớp đá thạch như hình chiếc ê-ke. Nhiều phiến đá được dán dính vào nhau bằng một lớp vôi rất tinh xảo”.
Báo cáo này càng làm cho ông Tiệp thêm nung nấu ý chí tìm kiếm vì nó trùng khớp với thông tin mà ông thu thập được vào năm 1969 từ một người Mỹ đã đến đây tìm kiếm (về kích thước kho vàng này giống y như kết quả mà các cộng sự của ông tìm thấy). Tại cửa hầm vàng, ông Tiệp cho rằng đã tìm thấy vết tích của bàn tay con người còn in lại trên nhiều phiến đá được ghép lại với nhau bằng một lớp vôi hoặc lanh ke dẻo.
“Ở giai đoạn những năm 1944-1945, chỉ người Nhật mới có được kỹ thuật tinh xảo như thế này”, ông Tiệp khẳng định. Cũng theo ông Tiệp, sau khi tìm được cửa hầm thì vị trí kho vàng có thể nằm sâu 40 mét dưới lớp đá phía đông núi Tàu.
Thời điểm này, công việc khai thác kho vàng ngày càng trở nên khẩn trương và cấp thiết. Để nhanh chóng “tiếp cận” kho vàng, ông đã bỏ ra hàng trăm cây vàng thuê nhân công, xe xúc, xe ủi rầm rộ kéo lên núi Tàu. Ròng rã 10 năm liền (từ 1993 đến 2003), đích thân ông Tiệp cùng với ông Tám Hiền lên tận núi Tàu chỉ huy đào bới hàng nghìn mét khối đất đá, nhưng kho vàng 4.000 tấn vẫn không thấy đâu...
Mời xem Video: Tập thể tướng lĩnh Bộ CA cảnh báo Tổng Bí Thư không được lạm quyền để phá Đảng?
Sau khi có nhiều biểu hiện tìm thấy kho vàng ở núi Tàu, ngày 10/3/2015, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản không cho triển khai tiếp việc tìm kiếm kho báu ở núi Tàu; yêu cầu ông Tiệp hoàn thổ, trả lại hiện trạng núi Tàu như cam kết. Theo ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận khẳng định, những chứng cứ và thông tin của ông Tiệp và ông Đợi đưa ra về kho báu ở núi Tàu là không có khoa học, không có chứng cứ pháp lý. Và việc khép lại vấn đề thông tin về kho báu núi Tàu. Không nên tạo thêm dư luận nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Chắc chắn việc bắt giữ ông Trần Phương Bình sẽ gây rúng động không chỉ cho Ngân hàng Đông Á mà còn gây hiệu ứng dây chuyền cho các ngân hàng khác trong cả nước. Các nhà quan sát quốc tế cho biết, trước khi về hưu thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng tìm cách tiêu diệt các tay chân thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau ông Trần Phương Bình của Ngân hàng Đông Á rồi sẽ đến lượt ai lên đoạn đầu đài nữa chúng ta hãy chờ xem.
Sơn Hà tổng hợp
TTHN
* Dựa theo các báo VnExpress, Dân Trí, Thông Luận và Zing News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét