Tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người. Tự do báo chí được ghi trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam. Theo đó phóng viên nhà báo có quyền tự do thu thập, trao đổi, truyền bá tin tức và ý tưởng. Họ được quyền tự do quyết định cả nội dung lẫn hình thức bài báo. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải được pháp luật bảo vệ.
Tự do báo chí |
Để che lấp, đảng Cộng sản bày ra Ngày Nhà Báo 21 tháng 6. Trong Ngày này giới chức cầm quyền thăm các tờ báo, nhắc nhở nhà báo phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền được đảng giao.
Nhân dịp 21-6 năm nay, khi Nguyễn Phú Trọng thăm tòa sọan báo Nhân Dân, ông nhận xét tờ báo “khô khan” và cần phải “Tuyên truyền về chính trị một cách có nghệthuật bằng những cảm xúc thật sự để nội dung đó đi vào lòng người một cách tựnhiên...” Nguyễn Phú Trong thật ra chỉ xác nhận một điều mà mọi người đềuđã biết: nhân dân không đọc báo Nhân dân.
Cũng nhân ngày 21-6, nhà báo Đoan Trang có bài “Làm báo thời thổ tả” để chia sẻ tâm sự nhà báo trong thời cộng sản cuối trào mà cô ví như thời của bọn thổ tả. Cô cho biết“… sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật.” Đề cập đến các vụ cưỡng chế đất đai Tiên Lãng và Văn Giang, cô nhận xét: “…Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ,cái đích ấy vẫn chưa đạt được.”
Cũng nhân ngày 21-6, Nguyên Bộ Trưởng Thông tin Lê Doãn Hợp tuyên bố: “Một tờbáo từng hỏi tôi liệu có vùng cấm đối với báo chí không. Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm Báo chí, … Hãy nhớ rằng tiêu cực luôn sợ báo chí. Một thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chếchính trị tuyệt vời. Mà để làm được điều đó, báo chí chỉ có cách làm tốt công tác phản biện.”
Nói tới đây ông Lê Doãn Hợp tiết lộ mộtđiều là khi còn làm Bộ Trưởng ông đã phải cố gắng lắm mới thuyết phục mang hai chữ "phản biện" vào Nghị quyết 11. Đêm đó ông cứ lâng lâng sảng khóai vì đóng góp vĩ đại này. Ông tiếp tục nhận xét: “Nhưng còn buồn vì mặt yếu nhất hiện nay của báo chí chính là phản biện. Báo chí gần như chưa làm được gì nhiều với chức năng phản biện của mình.”
Cách nhìn của ông Dõan khá lệch lạc vì thực tế vẫn là: “Báo chí gần như chưa được làm gì nhiều với chức năng phản biện của mình.” Ở thời của bọn thổtả vài ba chữ trong Nghị quyết Chính trị mà ông Dõan đưa vào chẳng có giá trịgì. Đồng tiền và bạo lực quyết định mọi vấn đề.
Khi còn làm Bộ Trưởng ông Hợp từng tuyên bố: “…Chúng ta hoàn toàn có tự do nếuđi đúng lề đường bên phải, và chúng tôi cố gắng làm cho các đồng chí lề đườngđó…” Ngặt nỗi trong thời của bọn thổ tả, đảng Cộng sản chỉ loanh quanh không biết lối đi, thì làm sao báo chí biết được bên nào phải bên nào trái. Đồng tiền và bạo lực của bọn thổ tả chính là cái lề mà báo chí phải theo.
Trong lần cưỡng chế Tiên Lãng, báo chíđược bật đèn xanh nên có đôi chút “tự do” viết lách. Lần đó Nguyễn Tấn Dũng còn xuống cả địa phương để được giới chức cầm quyền báo cáo. Nhưng đâu rồi cũng lại vào đó, gia đình dân oan Đòan Văn Vươn vẫn ở tù còn giới chức vi phạm pháp luật thì vẫn là kẻ coi tù.
Đến lần cưỡng chế Văn Giang, khu vực cưỡng chế trở thành vùng cấm báo chí. Nhà cầm quyền tổ chức họp báo yêu cầu các phóng viên phải đưa tin theo tài liệu của họ đưa ra và không được đến hiện trường. Vì vi phạm lệnh cấm, phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, đã bị hành hung, bị bắt giữ, bị giải về Viện Kiểm sát. Phóng viên Long phải vào bệnh viện điều trị các thương tích.
Nhiều bằng chứng cho thấy chính Nguyễn Tấn Dũng đứng đằng sau vụ cưỡng chế này, vụ án an ninh hành hung phóng viên đã nhanh chóng đi vào quên lãng.
Làm báo ở Việt Nam là một nghề vô cùng nguy hiểm. Nếu không theo đúng chỉ đạo là dễ dàng bị khiển trách, bị cảnh cáo, bị trừng phạt nặng nề. Nhiều nhà báo bị thu thẻ hành nghề, bị khởi tố, hay bị bỏtù. Ở cái thời của bọn thổ tả, nhà báo còn bị cái gọi là “chính quyền” công khai hành hung khi lọt vào vùng cấm quyền lực. Báo chí được định hướng theo quyền lực và đồng tiền. Đáng quý thay Việt Nam vẫn còn những nhà báo yêu nghề, yêu sựthực như nhà báo Đoan Trang. Một nụ hồng của làng báo Việt Nam.
Làm báo là phục vụ nhu cầu thông tin. Mỗi người đọc đều có nhu cầu thông tin khác nhau, từ đó mỗi người thường chọn lựa nguồn thông tin cả về nội dung, hình thức và phương pháp chuyển tải thích hợp nhất cho mình. Khi được tự do cạnh tranh mỗi tờ báo, mỗi nhà báo sẽ tìm mọi cách để nâng cao cả về nội dung, lẫn hình thức, cũng như nhanh chóng đưa những tin nóng nhất tới bạn đọc. Báo chí tự do từ đó trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, đáng tin cậy hơn trong việc phục vụ quảng đại quần chúng.
Trong thời bao cấp, nhà báo chẳng khác gì các công chức nhà nước, viết cho đảng và lãnh lương từ nhà nước. Ngày nay chỉcòn vài tờ báo như tờ Nhân Dân, tờ Quân Đội Nhân Dân là còn được bao cấp tòan phần. Các tờ báo thuộc đòan thể chỉ được trợ cấp một phần, phần khác họ phải cạnh tranh qua việc bán báo và lấy quảng cáo. Để sống còn họ phải giảm nhẹ phục vụcác định hướng chính trị và thu hút bạn đọc bằng các thông tin “phi chính trị”.
Trong cuộc đối thoại trực tuyến ngày 12-6-2012, ông Nguyễn Bắc Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin cho biết Việt Nam chưa có kế hoạch tư nhân hóa báo chí. Ông cũng cho rằng nhiều trang blog đang lợi dụng “dân chủ”, lợi dụng khe hở nhưng nhà nước chưa có điều kiện chế tài.
Nhân Ngày 21-6, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang yêu cầu tất cả các báo chí của ngành công an khôngđược thương mại hóa, xa rời mục tiêu chính trị và bỏ quên việc định hướng dư luận xã hội. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thì yêu cầu báo Quân đội nhân dân phải tăng cường giữ vững định hướng chính trị để xứngđáng là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Còn Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, Đinh Thế Huynh nhắc nhở các cơ quan báo chíphải tích cực định hướng dư luận để tăng cường niềm tin vào đảng, nhà nước và con đường phát triển đất nước.
Việc ba thành viên Bộ Chính Trị nhắc nhởbáo chí phải giữ vững định hướng chính trị cho thấy khả năng kiểm sóat báo chí và dư luận xã hội của đảng Cộng sản đang mất dần hiệu quả. Mất khả năng kiểm sóat dư luận là dấu hiệu tan rã niềm tin, dẫn đến bất ổn chính trị và cáo chung của chế độ cộng sản.
Ngược lại dư luận xã hội càng ngày càng chịu ảnh hưởng cộng đồng mạng. Cộng đồng này gồm những người âm thầm xây dựng và điều hành các diễn đàn, những bloggers, những người viết bài, đưa tin, chuyển tin. Có người làm báo đã qua đào tạo cũng có người tự học qua kinh nghiệm thực hành. Họ tự đặt mình vào một cộng đồng thiện nguyện. Họ chăm chỉ làm việc ngàyđêm, họ có chung một ước mơ sớm mang lại tự do cho Việt Nam. Thông tin mạng nhanh chóng, trung thực, khách quan, toàn diện và tự do, nên càng ngày càng nhiều người tích cực tham gia và ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng Việt Nam.
Kết quả nỗ lực của cộng đồng mạng đã được chính báo Quân Đội Nhân Dân công nhận. Trích đọan dưới đây từ bài “Chuẩn bị khảnăng đề kháng của quân nhân” trên báo QĐND ngày 5-2-2012: “…chỉ cần một quân nhân vô tình đọc được những thông tin “ngoài luồng” rồi “rỉ tai” đồng đội thì liền sau đó sẽ có nhiều quân nhân khác đọc theo. Và lập tức những thông tin này âm ỉ lan truyền như những tếbào độc cư trú ngay trong tư tưởng mỗi quân nhân rồi phát triển, “di căn”...Như vậy, đủ thấy tác hại khó lường của “tự diễn biến”, nó tạo ra hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý, tiềm ẩn ngay trong suy nghĩ, hành động, việc làm chủ quan, mất cảnh giác hằng ngày của mỗi quân nhân.”
Ngày 27-5-2012, QĐND lại có bài công nhận:“Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các dịch vụ như tìm kiếm, email, chat, mạng xã hội đều được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp này cung cấp sản phẩm tại Việt Nam nhưng không hềphải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tới hàng chục triệu khách hàng trong nước, nhưng bỏ qua các quy định của Việt Nam.” Thực tế các doanh nghiệp quốc tế đều phải tôn trọng các quy luật quốc tế, tránh việc vi phạm các quyền tự do đã được ghi rõ trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và như thế đảng Cộng sản hòan tòan mất khả năng kiểm sóat không gian mạng.
Không kiểm sóat được không gian mạng, nhà cầm quyền Hà Nội xoay ra đàn áp những nhà báo tự do, những bloggers. Họ dùng Điều 79 “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và Điều 88 “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để khép và bắt tù những nhà báo tựdo. Họ càng bắt bớ thế giới càng nhìn ra sự thật về tình trạng báo chí Việt Nam trong thời của bọn thổ tả.
Để chống lại sự phát triển của truyền thông mạng, đảng cộng sản còn sử dụng các biện pháp như tịch thu máy điện toán, đe dọa các boggers và gia đình, xây dựng tường lửa, xâm nhập phá hoại các mạng tự do. Họ càngđàn áp càng phá họai thì cộng đồng mạng lại càng nhận ra kết quả việc làm, càng nỗ lực hơn, càng có nhiều người tham gia hơn.
Cuộc chiến giữa cộng đồng mạng và đảng Cộng sản mỗi ngày một trở nên khốc liệt hơn. Cả hai đều nhận rõ nắm được dư luận chính trịxã hội là nắm được phần thắng. Cộng đồng mạng đề cao tự do, sự thật và nắm được chính nghĩa nên đường đấu tranh mỗi ngày một rộng mở. Đảng cộng sản ngược lại sợtự do, sợ sự thật nên càng ngày càng suy thóai và đang từng bước tan rã.
Quan sát vụ cưỡng chế Tiên Lãng cho thấy các nhà báo có thẻ hành nghề và nhà báo tự do trao đổi và bổ xung tin tức cho nhau, nhờ đó sự thật về vụ cưỡng chế mỗi ngày một rõ hơn, thông tin được lan rộng đến mọi tầng lớp quần chúng, nhất là đến những người nông dân thấp cổ bé miệng đang mất dần nguồn sống vào tay cường quyền cộng sản. Trên thực tế nhiều nhà báo tự do trước đây đã từng làm việc cho các báo, nhiều bloggers hiện đang làm việc cho các báo, đóng góp của họ làm truyền thông tự do trở nên hấp dẫn và vô cùng phong phú. Đây là một ưu điểm trong công cuộc đấu tranh cho một nền tự do báo chí tại Việt Nam.
Để kết thúc, người viết xin chia sẻ cùng bạn đọc một tổng hợp các thông tin trong làng báo để hiểu rõ hơn động cơ yêu nước của TậpĐòan Nguyễn Tấn Dũng.
Ngay khi Truyền Hình Việt Nam cho phát hình tàu Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh, người viết đã phân tích và nhận định chính Nguyễn Tấn Dũng và bè cánh đã đơn phương ra lệnh thông tin việc cắt cáp. Việc thông tin này tạo một số bất bình và phân hóa trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến tháng 11-2011, trước Quốc hội Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng chính thức Tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuyên Bố này xem ra đã được Bộ Chính Trị thông qua với đa số đồng thuận.
Đúng Ngày Nhà Báo 21-6 năm nay Quốc Hội đã chính thức thông qua Luật Biển. Điều 1 chính thức xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tin này được tờVietNamnet đưa lên mạng nhưng rồi không cho biết lý do lại bị gỡ xuống. Các báo khác chỉ một dòng thông tin Quốc Hội đã thông qua Luật Biển. Không biết về luật Biển đảng Cộng sản đang muốn định hướng dư luận thế nào !!!
Theo tin không chính thức Bộ luật đã được thông qua với đa số tuyệt đối trên 99 phần trăm. Một thắng thế lớn cho Tập Đòan Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng con đường theo Mỹ chống Tầu khó có thể quay ngược.
Trong tình trạng kinh tế khó khăn, thiếu ngọai tệ đểnuôi cả guồng máy cai trị: đảng, nhà nước,đòan thể, báo chí và nhất là các Tập Đòan Doanh Nghiệp, Nguyễn Tấn Dũng cần tiền. Trong khi ấy nguồn tài nguyên dồi dào tại biển Đông lại bị đồng chí đàn anh Trung cộng phong tỏa. Về mặt nổi khá rõ lý do Nguyễn Tấn Dũng phải đánh ván bài tẩy theo Mỹ chống Tầu.
Tin tức từ bên trong nội bộ đảng Cộng sản đưa ra cho biết đánh cắp tài nguyên quốc gia chính lực động cơ đã thúc đẩy Nguyễn Tấn Dũng theo Mỹ chống Tầu. Một mạng thông tin vừa xuất hiện cách đây vài tuần lấy tên là Quan Làm Báo (quanlambao). Mạng thông tin này đưa ra nhiều tin tức đáng quan tâm. Trong bài viết “Vikileak 2: PetroVietnam và bí mật của tướng Hưởng” có đọan như sau:
“… PetroVietnam từ trước đến nay dù qua nhiều đời Thủ Tướng, nhưng luôn là đơn vị trực thuộc Thủ Tướng có thể do tầm quan trọng của nó, cũng có thể vì quyền lợi khủng khiếp do nó mang lai, có lẽvì vậy mà Petrovietnam còn được đặt tên là ‘sân sau của Thủ Tướng’.
Bắt đầu từ thời Thủ Tướng Phan Văn Khải, khi Tướng Nguyễn Văn Hưởng chỉ mới giữ vị trị Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh kinh tế, với sự môi giới và mách nước của bố già NguyễnĐức Kiên, Hưởng và quý tử của Phan Văn Khải đã thiết lập một đường dây để ăn cắp tài nguyên dầu lửa của đất nước. Hưởng đã trực tiếp xuống thăm dàn khoan ngoài biển, chứng kiến các tàu nước ngoài vào nhận dầu thô tại các dàn khoan ngoài khơi rồi xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Dự án này được bắtđầu bởi Kiên - Hưởng – Hoan ty và Cựu Tổng giám đốc của Petrovietnam Trần Ngọc Cảnh cùng công ty khai thác và mua dầu thô của Petrovietnam.
Thủ đoạn đã thực hiện: cứ 10 tàu được bơm đầy dầu thô thì chỉ đưa vào sổ sách 70%, còn lại 30% để bên ngoài chia nhau với cả phía nước ngoài. Để phục vụ cho việc ăn trộm cắp tài nguyên của đất nước suốt hàng chục năm qua, Hưởng đã tổ chức đưa cả đệ tử ruột của mình ở Tổng cục an ninh để ra làm nhiệm vụ bảo vệ và ‘giám sát’, thực chất là để bảo vệ cho việc ăn cắp công khai nhưng lại che mắt được nhân viên của Petrovietnam làm việc tại dàn khoan khi nhìn thấy an ninh của Hưởng nên yên tâm mà không ai còn để ý gì. Mỗi năm PetroVietnam khai thác từ 18 triệu tấn và đến hiện nay lên tới 23 triệu tấn thì mỗi năm đã có 5 triệu tấn đến 7 triệu tấn dầu thô thất thoát bên ngoài và đượcăn chia cho đường dây Mafia của Kiên - Hưởng - Trần Ngọc Cảnh – Phan Văn Khải và sau này đường dây được tiếp tục với Bố già Kiên –Hưởng – Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng với phương thức đã thực hiện từ nhiều năm trước…”
Thông tin của Quanlambao xem ra có lý và có mức độ đáng tin cậy. Như thế hằng năm phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng đã thu vào vài tỉ Mỹ kim từ việc ăn cắp tài nguyên quốc gia. Một nguồn lợi quá lớn để Tướng Nguyễn văn Hưởng phải công khai mời Hoa Kỳ trở lại Việt Nam (nguồn wikileaks) và Nguyễn Tấn Dũng phải đánh ván cờ “Theo Mỹ Cứu Đảng”.
Ván cờ Nguyễn Tấn Dũng đánh ra đang được bên trong và bên trên đảng Cộng sản nhiệt tình ủng hộ. Quốc Hội Cộng sản đã ủng hộ Tấn Dũng với đa số tuyệt đối. Nhưng động cơ của Tấn Dũng là để mở rộng khả năng ăn cắp tài nguyên dầu khí quốc gia. Việc làm của Tấn Dũng có thể dẫn đến chiến tranh gây tang thương đổ vỡ cho người lính và người dân Việt Nam.
Nhận ra động cơ thúc đẩy Tấn Dũng chống Tầu đểtránh bị Tập đòan Tấn Dũng lợi dụng lòng yêu nước cho lợi quyền cá nhân và phe nhóm. Chế độ Nguyễn Tấn Dũng, Chế độ cộng sản phải được triệt để thay thế bằng một thể chế tự do không phải chỉ tam quyền phân lập mà đệ tứ quyền (quyền tự do báo chí) và đệ ngũ quyền (quyền tự do internet) phải được triệt để tôn trọng và phải được pháp luật bảo vệ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28-6-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét