Đại họa nghìn năm nô lệ gần kề
Sau khi chào tạm biệt ga tàu hỏa Hợp Phì (合肥站), chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình gian nan hơn. Vì thân thể có lẽ tiêu hao sức lực, nên lòng thật sợ hãi, e rằng không còn can đảm để bước vào chiến lũy. Đầu óc căng thẳng tột độ, suy nghĩ mông lung. Tinh thần quay cuồng muốn điên lên được vì trông thấy trước mắt con mãnh thú Trung Quốc. Tôi tự hỏi:
– Tại chiến trường trên lãnh thổ quê hương Việt Nam có bao nhiêu chiến sĩ tử vong, thương binh, mất tích, và tù binh hiện ở đâu? Tất cả những con số ấy đến ngày hôm nay đảng CS Việt Nam vẫn không công bố qua văn bản chính thức. Rõ ràng điều này cho thấy đảng CS Việt Nam chơi đen đỏ với Trung Quốc, quịt nợ nhân dân Việt Nam.
Người lính Trung Quốc bị đẩy vào đường cùng trong lòng lo sợ cái chết đang núp bong đâu đây. Báo chí ngoài luồn không phương tiện tiếp cận nên khó hình dung chiến sự và chiến thuật, vả lại chiến trường được bảo phủ bởi những màn che khuất bí ẩn. Vào vùng đất hiểm nguy chỉ để đổi lấy một mẫu tin nhỏ, họ gặp quá nhiều khó khăn. Rất tiếc Cát Thuần không còn ở Trung Quốc cho nên việc tìm ra một tiếp tuyến vô cùng trở ngại. Điều kiện vào được chiến hào của bọn bành trướng Bắc Kinh không đơn giản tí nào, chỉ cần lóe lên một tia sáng nghi ngờ trong đầu của tình báo, phản gián hay quân báo, xem ra phóng viên này sẽ trở thành nạn nhân không hy vọng sống sót. Lần đi này tôi đã vào tận hang hùm, chỉ vì muốn biết có bao nhiêu tấc đất, mãnh da của tổ quốc bị mất. Đến hôm nay tuy chưa ai tổng kết nhưng tôi cảm nhận vùng biên giới rộng lớn của Việt Nam đã bị mất quá nhiều vào tay Trung Quốc.
Trước kia chưa có chiến tranh 1979. Toàn cảnh nong nước núi rừng Lão Sơn của Việt Nam, một bức tranh gấm vóc tuyệt đẹp và thanh bình. Nguồn ảnh: Tân Hoa Xã. |
Chúng tôi hy vọng tìm ra được một số ít bí ẩn, qua cuộc chiến trên lãnh thổ của quê hương. Sự hiện diện của chúng tôi ở đây do chính giòng máu Việt thôi thúc, chấp nhận đi vào tận cùng của đường nguy hiệm. Các cấp lãnh đạo CS Việt Nam tự nhủ cho rằng mình "sinh bất phùng thời". Họ được sinh ra chỉ để ăn bám xã hội, họ đầu hàng, bán đất nước Việt Nam cho quân Hán. Đất nước lâm nguy, họ sống thụ hưởng, sống trên đầu dân, trốn tránh khi đất nước cần. Đứng trước sự kiện mất nước họ chẳng bao giờ đoái hoài đến Tổ quốc. Mấy mươi thập niên qua đảng CSVN đã mạt sát và hành hạ dân tộc Việt Nam không thương tiếc.
Trở về thực tế chiến trương, quân xa Diên An SX250 chạy đến giao lộ ba hướng, phóng viên Trịnh Hòa (郑和), chuyển lên xe Hoàng Hà JN252 đi về hướng Vị Xuyên, chúng tôi chào nhau, Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14, nói:
– Hẹn tái ngộ ở Vị Xuyên hay Lão Sơn.
Trịnh Hòa (郑和) đáp :
– Chậm lắm 10 hôm nữa, em có mặt Lão Sơn, quý anh đến Lão Sơn khi nào về Côn Minh hay Nam Ninh ?
Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14, đáp:
– Tôi công tácQ:14, còn anh NF3.....86 chưa biết đi về đâu, nếu cô đến Lão Sơn ghé địa chỉ của tôi nhé?
Quân xa Diên An SX250 tiếp tục hướng đến Lão Sơn, xe lăn bánh vào con đường gồ ghề, lầy lội, trên mặt đường còn in dày đặc dấu vết xetăng, xe bọc thép, xe pháo binh. Đi chưa được 20 phút đã nghe rất gần từ vùng lân cận có tiếng đại pháo lạnh,nổvang động, thi nhau nổ theo thời gian ấn định của cấp chỉ huy, đôi khi có mảnh bom bay trên đầu chúng tôi với âm thanh lạ. Xe âm thầm cứ thế lao tới, tôi không thể nhìn tình hình xung quanh, bởi từng phút của thời gian suy nghĩ về đêm nay, chỉ còn lại một hơi ấm làm thế nào để ổn định được tâm trí cho ngày mai.
Đến 21 giờ đêm, xe đưa chúng tôi đến bộ chỉ huy Q:14 [1], chưa kịp lấy ba lô liền nhận được xuất cơm khuya như mọi người lính khác, riêng Hải Âu 海鸥DF-1, đi trình diện Q:14.
Tôi vừa ăn vừa để mắt quan sát chiến trường qua bóng đèn mờ trong sương mù. Ánh sáng thu hẹp áng chừng 5m, ăn cơm chưa hết đã thấy có một tên lính đến gần nói:
– Tôi được lệnh, mời đồng chí vào hầm trú ẩn của bộ chỉ huy.
Đến nơi mới biết đó là một hang động nhỏ, ẩm ướt nằm trong vách núi, vị trí phòng thủ khá kiên cố. Khu vực này được bố trí cẩn thận, đúng là một bộ chỉ huy triển khai quân sự. Gần đây chắc chắn phải có vị trí trú ẩn của những tên tướng Hán. Hầm trú ẩn xây dựng bằng vật liệu nặng gồm thép và bê tông, chiến hào chằng chịt nhiều hướng giao thông, bao gồm các vị trí đại pháo, súng trường, súng máy, binh sĩ phòng thủ. Người lính Trung Quốc tay ghìm súng hì hục đào chiến hào không khác nào người thợ hầm mỏ, mắt hóp, da thâm.
Được biết, công sự hầm trú ẩn của binh lính CS Trung Quốc được xây dựng bằng tre, cây rừng, theo lối xà chéo, phần trên lợp phên, phủ lớp đất đá ngụy trang. Cây tre trên đất Việt làm công sự rất thích hợp cho phòng thủ, phía trong hầm còn có kệ tre, giá gác tre. Chúng đan phên tre làm cửa, ngụy trang lối ra vào chiến hào. Chung quanh giao thông hào có kích thước nhỏ đủ cho hai người ngược chiều tránh nhau, cứ cách 10m có hầm trú ẩn cho một tiểu đội chiến đấu, hình dung chung nơi trú ẩn của cấp chỉ huy đều trang bị hỏa lực vũ khí nặng, đội ngũ chiến đấu theo địa hình giao thông hào. Quả nhiên họ phối hợp với môi trường chung quanh tạo thành nơi trú ẩn rất tinh tế, bên ngoài hầm chỉ thấy dấu vết thiên nhiên của cây rừng mọc lên từ sườn núi.
Một gã lính hướng dẫn tôi đến vị trí ngả lưng. Đi dọc theo rãnh giao thông hào vào bên trong hầm, tôi thấy trên vách có ghi chú "A", ký hiệu của một nơi trú ẩn an toàn. Chân đạp phải vỏ đạn đồng vang lên khó chịu. Một vết đèn sáng từ xa báo hiệu có ngưới lính thay ca trực vừa đi đến, toàn thân mang lựu đạn chày.
Một đêm dài không chớp mắt vì đạn pháo khạc chất nổ thâu đêm đến sáng. Mấy ngày trước đã mất ngủ, đôi mắt vàng thâm đen. Sáng nay được thông báo sẽ được tạm trú một nơi cố định hơn, và được biết vị trí tôi tạm trú đêm qua có thể hôm nay địch tấn công, họ còn cho biết: "Khi nghe tiếng còi phải lập tức ẩn mình vào giao thông hào". Họ đưa cho tôi áo giáp với một Colt 45 để thủ thân.
Tờ mờ sáng ra khỏi chiến hào, thấy xa xa một gốc rừng bên trái đồi núi 142, có vài ngọn lửa đang bốc cháy cao, lẫn âm thanh của đạn vùng lên sáng đỏ, cùng lúc những tiếng súng lẻ tẻ ở dưới chân núi. Từ xa có tiếng còi dài, tôi chuẩn bị xoay chân nhảy xuống hầm, người lính đứng bên nói:
– Đồng chí an tâm, tiếng còi ấy là quân lệnh truyền đến hai địa chỉ pháo A và B ngưng khạc lửa.[2]
Sáng nay chạm mặt tên Thiếu tá, y tự giới thiệu:
– 东页(Trang Đông) công tác F:199.
Cũng có thể gã này là cấp thừa hành của Hải Âu (海鸥DF-1, Q:14). Y nói tiếp:
– Kính mời đồng chíNF3-86, đếnbộ tư lệnh Sư đoàn 199 dùng điểm tâm.
Thấy trên người của y có Hải Âu (海鸥DF-A, F:199) đáp:
– Vâng, Hải Âu (海鸥DF-A, F:199)tôi đa tạ, xin phép đi lấy ba lô.
– Vâng, tự nhiên.
Hối hả xuống giao thông hào lấy ba lô, vừa ngoi đầu lên tôi nói tiếp:
– Đồng chí Hải Âu (海鸥DF-A, F:199), có cảm giác ở đây sương mù nhiều, buổi sáng hơi lạnh nhỉ?
– Đúng một phần thôi, khí hậu ở đây cũng lạ, buổi sáng lạnh, buổi trưa oi bức, buổi tối khó thở, quả nhiên chiến trường Laoshan (Lão Sơn) này có khác, đỉnh núi cao 1422,2 mét trên mực nước biển.
– Thế à, vậy trên toàn chiến trường Laoshan hiện diện có bao nhiêu người phải chịu trải gió dầm sương như thế này?
– Thưa, trước sau có tất cả 7 đợt thay quân chiến đấu, đồng thời có 14 đợt tấn công biển người, nếu nói "trải máu, gió, sương" mới đúng nghĩa của chiến trường này.
Y nói tiếp:
– Tôi xin trình bày ngắn gọn để đồng chí am hiểu quân số ở đây, mở đầu chiến tranh cùng ngày 2/4/1984. Tham chiến gồm có những Quân đoàn 14, Quân đoàn 11. Quân đoàn 1 tiếp viện lần thứ nhất ngày 06 /08/1984. Quân đoàn 67 tiếp viện lần thứ hai ngày 5/11/1985. Quân đoàn 47 tiếp viện lần thứ ba ngày 5 /11/1986. Quân đoàn 27 tiếp viện lần thứ tư ngày 11/5/1987.
Ngoài ra còn có những Quân đoàn khác tham chiến, nhưQuân khu Thành Đô, Quân khu Thẩm Dương, 12 tiểu đoàn trinh sát. Vân Nam gửi Quân đoàn 13 tham chiến ngày2/04/1984. Quân đoàn 40, trung đoàn 122 pháo binh. Bộ phận phục hồi Laoshan tham chiến ngày 30/04/1984, gồmLục quân 41, Quân đoàn 31 và Quân đoàn 32. Tất cả quân dân tuân lệnh Bắc Kinh thu hồi Laoshan.
Thói thường giao thiệp với người chưa từng quen biết, không nên tin tưởng lời nói của ai. Theo qui luật, một Hải Âu chuyên nghiệp với tính chân thực, dù có nói hết lưỡi cũng còn chất chứa dối trá, có thể lấy được 60% tin tức ; nếu Hải Âu tình báo hay quân báo chỉ lấy được 30 % tin tức, càng không tin lời nào của phản gián. Trái lại, chiến binh tại tiền tuyến lấy được 50% tin tức, khó tin những gì qua lời nói của những cấp tướng hay chỉ huy chiến trường, bởi tất cả bí mật chiến tranh trong người họ, họ còn có tài thêu dệt cuộc chiến trở thành huyền thoại, tuy thất bại trước mắt cũng vẫn nói chiến thắng, lính tử vong mười khai một, và họ có đủ lý do để viện dẫn chạy tội. Tôi hỏi tiếp:
– Vậy phía Việt Nam phản công thế nào, phân thắng-bại ra sao, lúc ấy anh ở đâu ?
– Thưa, tôi có mặt từ ngày đầu cuộc chiến 17/2/1979, khi ấy quân hàm Thiếu úy cho đến nay Thiếu tá. Tôi còn nhớ vào lúc 4:50 PM, ngày 31 tháng 5 năm 1985, quân đội Việt Nam đột nhiên tập trung tấn công bắn phá các vị trí của ta, rõ ràng quân đội Việt Nam tàn bạo kinh khủng, họ dám đối đầu với quân đội Trung Quốc trên thế trận hoàn toàn không cân sức giữa hai bên, dẫn đến kết cục chiến trường Lưỡng Sơn hai bên đồng thảm sát, kết quả Việt Nam thất thủ mất trắng Lưỡng Sơn.
Quân đội Việt Nam lui về cố thủ các điểm J, K, L, M, N, O, P, Q và R, sau đó tập trung pháo kích liên tục 45 phút vào quân đội ta, buộc tình thế trung đoàn 982 thám báo xuống núi, tiểu đoàn 4 tại C211, đưa ra quyết định trải lời bằng pháo.Nhiệm vụ quân đoàn 140, 142 và tiểu đoàn 5 tại đỉnh núi 156, 166 thực hiện phản côngmở rộng tầm cháy đuổi quân Việt Nam ra khỏi Lão Sơn, bởi không có tinh thần chiến đấu.
Tôi thầm suy nghĩ:
– Gã Hải Âu (海鸥DF-A, F:199) nói láo khoét, cho rằng quân đội CS Việt Nam có quá nhiều nhược điểm về vũ khí lẫn tinh thần chiến đấu. Đâu có lý nào. Tâm lý người của chiến binh Việt Nam không có điểm tựa chính đáng chăng hay họ bâng khuâng tự hỏi chiến đấu vì ai? Với tâm trạng ban khoan như vậy khi chiến tranh xảy đến họ ắt phải bại trận. Đảng CS Việt Nam một mực tin tưởng vào người chiến binh trung thành với "Đảng" điều này cho thấy đảng CS Việt Nam phiêu lưu, áp đặt chủ nghĩa xã hội thối nát vào trái tim trong sáng của người dân. Thực tế người dân vì Tổ quốc chứ không vì đảng CS và chính đảng CS Việt Nam đã đi bước đầu phản bội nhân dân, bán biên giới Việt Nam cho CS Trung Quốc từ năm 1956 và cho đến nay vẫn tiếp tục [3].
Tuy nhiên lòng dân vẫn tiên phong đứng trước trách nhiệm bảo vệ đất nước. Cuộc chiến tranh biên giới đủ chứng minh người dân sống bằng hơi thở truyền thống của Ông-Cha tạo ra đất nước Việt. Một điểm son khác khá tiêu biểu cho lòng ái quốc của nhân dân: Vào ngày 17/2/1979 chính người dân đứng lên bảo vệ đất nước, còn những người lính đảng CS đã từng mồm loa mép giải, hò hét khẩu hiệu "bách chiến bách thắng" sao lại đưa tay lên cao đầu hàng trước biển người Trung Quốc và những quân biên phòng bỏ chạy cuốn cờ, binh lính Quân khu 1, 2 và 3 bỏ ngỏ biên giới!
Đến ngày 2/4/1984, các điểm núi cao 169, 164, 211, 255, 111, 146, 145, left6, 405, 344, 145, 167, 156, 139, 151, 172, 153, 109, 149, 168, 136, 255, 147, 262, 148,142, 146, 508, 140, 28, 143, 144, 78, 116, 79, 124, 128, 123, 662-6, 129, 131, 130, 2F, 2P, 277 đồng loạt thất thủ. Cấp lãnh đạo quân sự của đảng CSVN rõ ràng đã bỏ rơi nhiều nơiđồn trú biên phòng. Đã có những người lính vô danh âm thầm hiến kế bảo vệ quê hương, họ bám cứ điểm biên giới với hy vọng thu hồi phần đất của Tổ quốc, dù họ tuyệt vọng nhưng vẫn hiên ngang chiến đấu chống trả không đầu hàng quân Trung Quốc.
Chúng tôi tìm được hơn 326 nhật ký của chiến binh vô danh Việt Nam, trong đống chiến lợi phẩm của Quân đoàn 14, và Quân đoàn 67 Trung Quốc, thì rangười lính vô danh mang theo chiến tích phi thường, im lặng dưới 3 tất đất để bảo vệ núi Lão Sơn thiêng liêng.
Có nhiều chiến binh vô danh để lại nhật ký cũng vô danh, bởi những trang giấy đầu, máu thấm đẩm tên tuổi, chỉ còn lại vài hàng con chữ :
– .... Bình, CANDVT tỉnh Hoàng Liên Sơn,thi hành nhiệm vụ biên phòng tại đồn Núi Đất, nguyên quán xã Trịnh Tường, hướng Bắc giáp xã Nậm Chạc. Anh sinh ra và lớn lên trên dòng sông Hồng, ranh giới tự nhiên chiều dài 8 km, giáp Vân Nam, Trung Quốc.
Nhật ký của anh, dòng chữ nghi nhanh:
– Vào ngày 31/5/1985 Quân khu 2 và các Sư đoàn chủ lực chia vị trí chiến đấu, ồ ạt tấn công lên những điểm biên phòng cũ thuộc Lão Sơn, họ sử dụng tất cả vũ khí nặng, như súng phóng lựu M-79, ĐKZ, B41, pháo cối81 ly, Pháo cối QLT-89 của Trung Quốc, Pháo cối tự hành 2S23 bắn đạn cối 120mm, cối 82mm, cối 160mm M1943, pháo cối 105 mm, 152 mm, pháokhông giật DKZ, phóng hoả tiển 122mm, cối M1937, M1943 hay Type-53-82mm. Đạn liên tục bay vào đồn quân Hán, ôi rất tiếc thay, đạn đến mục tiêu quá ít. Nửa giờ sau mình vô tình lân la đến đội pháo, thấy họ có ý khinh miệt, xem thường thằng lính tự vệ địa phương, tình cờ bạn lính cùng đại đội, chung sống đồng xã Trịnh Tường, tên "Lồ Chinh" la lớn: "Quý anh cho thằng Bình thử vài quả xem sao, chứ bắn hoài hết đạn mà không trúng địch". Mình chỉ vài điểm đề họ nã pháo, quả nhiêu trúng đích, khói đen, lửa đỏ bốc lên cao...
Tôi lật tiếp những trang giấy trắng không thấy chữ nào, có thể anh Bình tử vong vào sáng hôm sau! Tôi xem tiếp một vài nhật ký còn nguyên từ trang đầu đến trang cuối, nghi :
– Phùng Hải Vị, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1960, nguyên quán làm thân lính tự vệ quân, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Hoàng Liên Sơn, chào đời bên dòng suối Lũng Pô, ranh giới tự nhiên với chiều dài đường biên giới khoảng 17 km. Xã nằm trên vùng núi đá có độ cao hơn 1422,2 mét, chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc, người Hán gọi nơi này chiến trường "Cao nguyên". XãY Tý hướng Tây giáp Vân Nam, Trung Quốc.
Lúc buồn thường ngồi vẽ những đướng nét chỉ để mình hiểu, cho nên người đời tặng biệt hiệu "điên vẽ", mình thích cối cho nên Trung đội cho thủ B41, nhờ thế ngày 2/4/1984 cũng làm mưa gió trước mặt địch, khiến địch chùn bước tiến lên đồn, địch biết sợ hải và khiếp đảm cối của mình, đến ngày 31 tháng 5 năm 1985, từ nơi đỉnh núi cố thủ đưa cối đánh đồn 211, mình tiêu diệt khá nhiều địch, chiến lợi phẩm thu được súng phóng lựu M-79 và đạn, mình có máy khạc lửa mới, tha hồ tung hoành chiến trường, trong ngày lấp được mấy đoạn yết hầu giao thông hào và phá được hai hầm trú ẩn cấp chỉ huy có hoả tiển 122mmchôn dưới đất.
– ...Bá.... BCHQS Lào Cai, nguyên quán xã Quang Kim, phía Bắc giáp xã Bản Qua và giáp Trung Quốc bởi ranh giới tự nhiên với sông Hồng, theochiều dài biên giới hơn 6 km.
Trưa ngày 31/5/1984 mình được lệnh di chuyển cối vào vị trí tấn công bên kia phòng thủ của địch trên đỉnh núi ký hiệu 211, mình đụng độ với lính Trung Quốc, đội cối không ngần ngại tiến thẳng và lựu đạn thảy về phía trước, phá nhiều giao thông hào, ít nhất 27 địch thủ tử vong.
– ...Minh... Bộ đội biên phòng Tả Gia Khâu tỉnh Lào Cai, đơn vị không có súng chống tăng, Minh đành làm cảm tử quân, nhanh chóng vượt qua khu hỏa lực của địch, Minh bắn dữ dội mới đến được đồi đơn vị của ta, mượn được khẩu súng B41, thế là tha hồ đưa địch quân vào lòng đất, khóa mồm ít nhất 3 ổ pháo cối của địch, từ đó cánh quân ta phòng thủ trên đỉnh núi 211, làm chủ tình hình hơn 3 ngày, sau đó thất thủ vì hỏa lực của Sư đoàn 67 Trung Quốc ra quân chiến thuật biển người...
Những chiến binh vô danh của Việt Nam đã nằm xuống khắp nẻo, trên đồi núi Lão Sơn, họ hy sinh vì quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Trong nhật ký họ không có ước mơ nào nói về sau cuộc chiến để rồi thăng quân hàm, có những nhật ký ghi lại đôi dòng mộc mạc rất đơn giản: "Sau cuộc chiến nếu anh không về em cố gắng nuôi con" hay "Em hãy cho con biết về đời thường của bố nhé", và "Anh không về em tùy tiện lập gia thất, hy vọng em sẽ tìm được người yêu như anh. Lão Sơn ngày 20/6/1984. Hương của anh"......
Đứng trước đống nhật ký, lòng động giao cảm, tự dẫn đường đi thẩm thấu vào những bất khuất ấy, quả nhiên người chiến binh hoàn hảo hy sinh vì Tổ quốc. Bỗng trong lòng có gió se, vang lên tiếng nhật ký của người chiến binh đâu đây. Lại gặp chính mình quá xao xuyến, một lần nữa kết tâm vì đồng sinh, hiểu nổi lòng chiến binh nằm xuống trên đất quê hương, tuy nhiên họ nào có biết, đã tưởng chết là hết, ngờ đâu thời cuộc đưa đẩy mộ phần chiến binh vào đất địch, không còn ước mơ hay chọn lựa nào khác, và nhật ký thay cho nấm mồ vùi sâu, phiêu lạc!
Tôi trở lại gặp Hải Âu 海鸥DF-1, Q:14. Y cho biết thêm vế chiến trường Lão Sơn:
– Ngày 5/11/1986 quân Trung Quốc đã làm chủ được những điểm núi cao của Việt Nam như A169, B164, C211, D255, E111, F146, G145, H left6, I405, và đẩy lùi địch xuống các điểm núi thấp, như J, K, L, M, N, O, P, Q và R. Tiếp theo chuẩn bịcho dàn vũ khí phóng Ground-Base Laser Guns với tốc độ sáng có khả năng tiêu hủy không để lại vết tích, sẽ khiến cho những hỏa tiển của CS Việt Nam trở thành vô dụng.
Quân đội Trung Quốc dã man, làm sạch chiến trường bằng vũ khí Ground-Base Laser Guns. Tại Lưỡng Sơn,Vị Xuyênnhững đỉnh núi có ký hiệu: 169, 164, 211, 255, 111, 146, 145, left6, 405, 344, 145, 167, 156, 139, 151, 172, 153, 109, 149, 168, 136, 255, 147, 262, 148,142, 146, 508, 140, 28, 143, 144, 78, 116, 79, 124, 128, 123, 662-6, 129, 131, 130, 2F, 2P, 277,J, K, L, M, N, O, P, Q và R. Nơi quân đội CS Việt Nam cố thủ nay biến thành bình địa.
Tại chiến trường Lưỡng Sơn, đảng CS Việt Nam mặc nhiên không phản đối, và trước Liên Hiệp Quốc đã không tố cáo phía Trung Quốc sử dụng vũ khí Ground-Base Laser Guns. Một điểm rất bất thường là đảng CS Việt Nam không hề công bố trước nhân dân về việc đảng CS Trung Quốc chiếm Lưỡng Sơn trên lãnh thổ biên giới của Việt Nam.
Bởi thế, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thay mặt đảng CSVN và nhân dân Việt Nam luôn mồm tuyên bố: "Chúng tôi là anh em một nhà. Anh em trong nhà thì cũng có lúc mâu thuẫn, bất hòa, nhưng về cơ bản vẫn yêu thương nhau…" [4].
Huỳnh Tâm
Theo ethongluan
[1] Tư lệnh Quân đoàn 14, (14兵团,中国人民军队的指挥官)
[2] Quân lệnh ngoài chiến trường của quân đội nhân dân Trung Quốc .
[3] Film tư liệu chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, mã số lưu trữ "VTTHX1979217" Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc (CPC), nội dung. Đảng CS Việt Nam xưa vay, nay trả cho CS Trung Quốc, phần đất 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
[4] "Chúng tôi là anh em (Việt Nam-Trung Quốc) một nhà".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét