Tôi không ngạc nhiên khi NHNN đấu thầu vàng thất bại. Giá vàng 43.81 triệu/lượng mà NHNN đưa ra chắc chắn đã phải được duyệt lên duyệt xuống, trên văn bản phải có vài ba "chữ ký nháy" của các phòng ban liên quan trước khi thống đốc hay một phó thống đốc nào đó ký (không loại trừ khả năng còn phải được "cấp cao hơn" thống đốc gật đầu nữa). Bởi vậy giá vàng chào sàn của NHNN chắc chắn trễ so với giá thị trường, ít thì vài ba tiếng, nhiều hơn có thể vài ngày. Trong khi đó giá vàng thế giới thay đổi từng phần trăm của giây, giá tự do trên thị trường VN có thể phản ứng chậm hơn nhưng cũng chỉ vài chục phút là cùng.
Nếu giả sử giá vàng vừa rồi được tính và duyệt trong ngày vào thứ Năm (28/3) để chào sàn sáng thứ Sáu (29/3), giá vàng thế giới (London fix) giảm từ 1608 xuống $1598/ounce, nghĩa là khoảng 0.6%. Thời điểm NHNN đấu thầu, mức giá 43.81 triệu/lượng được đánh giá cao hơn thị trường khoản 200K-400K/lượng (nên không ai muốn mua), nghĩa là cao hơn khoảng 0.5-0.9% hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của giá quốc tế (thuật ngữ chuyên môn gọi là slippage). Tất nhiên slippage có thể theo chiều ngược lại khi giá vàng thế giới tăng, lúc đó giá chào bán của NHNN có thể thấp hơn giá thị trường và phiên đấu thầu bán vàng sẽ "thành công rực rỡ".
Lập luận tương tự khi NHNN mua vào, đấu thầu mua sẽ chỉ thành công khi giá vàng xuống quá nhanh và thất bại khi giá tăng. Tóm lại NHNN sẽ chỉ bán được khi giá thế giới/giá thị trường VN xuống, mua được khi giá lên. Tất nhiên như vậy NHNN sẽ thực hiện đúng "mục tiêu bình ổn thị trường" mà mình đề ra, có điều NHNN sẽ lỗ trong dài hạn (bán thấp/mua cao hơn giá thị trường). Việc thua lỗ do thực hiện bình ổng cũng bình thường, thử hỏi những chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng của TPHCM có tốn tiền ngân sách TP hay không? Tuy nhiên câu hỏi ở đây là khi lên kế hoạch bình ổn thị trường vàng NHNN đã dự tính sẽ lỗ bao nhiêu chưa? Xa hơn, NHNN đã dự liệu ai là người được lợi từ chương trình bình ổn giá vàng của mình chưa (NHNN lỗ thì phải có ai đó lời)?
Điều tôi rất ngạc nhiên là chưa thấy báo chí quốc tế (FT, Bloomberg, WSJ) đưa tin về phiên đấu thầu vàng này của NHNN (có lẽ vì họ còn nghỉ Easter). Đây có thể nói là một tin rất "giật gân" vì lần đầu tiên sau nhiều năm có một quốc gia manh nha quay lại chế độ bản vị vàng. Thống đốc Bình sẽ nhận được hàng loạt lời chúc mừng của những chính trị gia bảo thủ như Ron Paul hay gold bug như James Grant. Chỉ với một chính sách tiền tệ, Fed đang phải đau đầu với dual mandate (lạm phát+tăng trưởng), trong khi NHNN phải đảm bảo bốn mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, và bây giờ thêm giá vàng. Nửa giải Nobel cho thống đốc Bình có khi còn ít!
Update (31/3): Đã có một vài tiếng nói phản đối chính sách ổn định thị trường vàng này (Nguyễn Vạn Phú, Phạm Đỗ Chí), không hiểu các "kinh tế gia" khác của VN đi đâu hết rồi.
Update (1/4): Bloomberg cuối cùng đã đưa tin: "Vietnam returns to gold standard".
"Vàng" nguồn ảnh OntheNet |
Nếu giả sử giá vàng vừa rồi được tính và duyệt trong ngày vào thứ Năm (28/3) để chào sàn sáng thứ Sáu (29/3), giá vàng thế giới (London fix) giảm từ 1608 xuống $1598/ounce, nghĩa là khoảng 0.6%. Thời điểm NHNN đấu thầu, mức giá 43.81 triệu/lượng được đánh giá cao hơn thị trường khoản 200K-400K/lượng (nên không ai muốn mua), nghĩa là cao hơn khoảng 0.5-0.9% hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của giá quốc tế (thuật ngữ chuyên môn gọi là slippage). Tất nhiên slippage có thể theo chiều ngược lại khi giá vàng thế giới tăng, lúc đó giá chào bán của NHNN có thể thấp hơn giá thị trường và phiên đấu thầu bán vàng sẽ "thành công rực rỡ".
Lập luận tương tự khi NHNN mua vào, đấu thầu mua sẽ chỉ thành công khi giá vàng xuống quá nhanh và thất bại khi giá tăng. Tóm lại NHNN sẽ chỉ bán được khi giá thế giới/giá thị trường VN xuống, mua được khi giá lên. Tất nhiên như vậy NHNN sẽ thực hiện đúng "mục tiêu bình ổn thị trường" mà mình đề ra, có điều NHNN sẽ lỗ trong dài hạn (bán thấp/mua cao hơn giá thị trường). Việc thua lỗ do thực hiện bình ổng cũng bình thường, thử hỏi những chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng của TPHCM có tốn tiền ngân sách TP hay không? Tuy nhiên câu hỏi ở đây là khi lên kế hoạch bình ổn thị trường vàng NHNN đã dự tính sẽ lỗ bao nhiêu chưa? Xa hơn, NHNN đã dự liệu ai là người được lợi từ chương trình bình ổn giá vàng của mình chưa (NHNN lỗ thì phải có ai đó lời)?
Điều tôi rất ngạc nhiên là chưa thấy báo chí quốc tế (FT, Bloomberg, WSJ) đưa tin về phiên đấu thầu vàng này của NHNN (có lẽ vì họ còn nghỉ Easter). Đây có thể nói là một tin rất "giật gân" vì lần đầu tiên sau nhiều năm có một quốc gia manh nha quay lại chế độ bản vị vàng. Thống đốc Bình sẽ nhận được hàng loạt lời chúc mừng của những chính trị gia bảo thủ như Ron Paul hay gold bug như James Grant. Chỉ với một chính sách tiền tệ, Fed đang phải đau đầu với dual mandate (lạm phát+tăng trưởng), trong khi NHNN phải đảm bảo bốn mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, và bây giờ thêm giá vàng. Nửa giải Nobel cho thống đốc Bình có khi còn ít!
Update (31/3): Đã có một vài tiếng nói phản đối chính sách ổn định thị trường vàng này (Nguyễn Vạn Phú, Phạm Đỗ Chí), không hiểu các "kinh tế gia" khác của VN đi đâu hết rồi.
Update (1/4): Bloomberg cuối cùng đã đưa tin: "Vietnam returns to gold standard".
© Giang Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét