Ai là ‘cha đẻ’ quy định ‘ngực lép’ không được lái xe? - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Ai là ‘cha đẻ’ quy định ‘ngực lép’ không được lái xe?

ad728
Chuyên gia về giao thông tiết lộ “cha đẻ” của quy định "ngực lép" không được lái xe tại Việt Nam.


Liên quan tới sự hồi sinh của đề xuất gây bão “ngực lép không được lái xe”, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn TS. Khương Kim Tạo, phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.

- Liên Bộ đang “đá bóng” trách nhiệm về sự hồi sinh của “Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe”. Sự thật nguồn gốc của dự thảo trên là từ đâu, thưa ông?

Đại diện Bộ Y tế cho hay, hiện họ đang triển khai thành lập một nhóm biên soạn lại các tiêu chuẩn trong thông tư này. Đây là thông tư dự kiến của năm 2008, giờ đang được đính chính, sửa lại.

Ông Khương Kim Tạo - Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
Nói cách khác, sẽ có một tổ liên ngành gồm bên y tế, giao thông và các cơ quan liên quan họp bàn về vấn đề này. Bản dự thảo mà báo chí có được thực chất là bản cũ, các cơ quan gửi cho nhau có tính chất tham khảo, hội đồng biên soạn dựa trên nền đó để chỉnh sửa chứ không phải nó đã được ban hành. Các tổ viên trong tổ biên tập sẽ góp ý kiến từng tiêu chí một để đưa ra bản dự thảo mới.

Thông tư này thực chất tồn tại từ năm 2001 – 2008. Không phải 5 năm sau (2008 – 2013), người ta mới chịu sửa mà khi nào cảm thấy bất cập người ta mới chỉnh sửa.

Cũng không phải người ta tự bịa ra dự thảo ấy mà cái này có được trên nền của năm 2001 – thời điểm thông tư với đủ các bất cập về tiêu chuẩn khám sức khỏe trên từng được ban hành.

Trước năm 2001 thậm chí còn có một quyển quy định về tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe. Các tiêu chuẩn đó họ lôi từ nước ngoài về từ cách đây 20 năm.

Tuy nhiên, thời đó có một trường chuyên nghiệp để dạy lái xe nên các tiêu chuẩn họ đưa ra rất bài bản. Từ đó tới trước năm 2008, thông tư trên vẫn tồn tại, có ai có ý kiến gì đâu.

Đến năm 2008, khi họ ban hành lại thì người dân ồ ạt có ý kiến trong khi hiện tại thể lực của người Việt hơn hẳn lúc xưa. Nói như thế không có nghĩa là trách nhân dân mà ý tôi là mọi người đều có trách nhiệm chứ không nên đổ sống cho Bộ Y tế. Đó là trách nhiệm của cán bộ các ngành nói chung chứ không riêng gì ngành y tế mà đổ hết tội lỗi lên đầu người ta.

- Từ đó đến khi thông tư bị chỉnh sửa vào năm 2008, đã có ai bị xử phạt chưa?

Có ai phạt gì đâu. Chính vì thế trên mạng mọi người cứ tưởng đây là vấn đề mới do Bộ Y tế “đẻ” ra, nhưng có phải họ mới đẻ ra đâu. Họ chỉ kế thừa theo hệ thống.

- Quan điểm của ông về dự thảo này ra sao?

Nếu thông tư có tính chất như cũ, tôi nghĩ giờ xã hội đã rất phát triển về phương tiện, con người… mình nên điều chỉnh thông tư đã ban hành. Những luật ban hành sau có thể kế thừa những cái trước, nhưng nên điều chỉnh những cái cần thiết theo nhu cầu của xã hội.

Phương tiện ngày nay đã tốt hơn, điều khiển dễ dàng hơn thì yêu cầu về thể chất có thể giảm đi. Nhưng tính chất giao thông giờ rất phức tạp nên ý thức của người tham gia giao thông cần cao hơn. Thái độ của con người phải cao lên. Chúng tôi đang đề xuất phải kiểm tra cả thái độ của người tham gia giao thông từ tính nóng nảy, độ điềm tĩnh, điềm đạm tới tâm thần của mỗi người.

- Chúng ta sẽ kiểm tra như thế nào?

Ngực lép sẽ không được lái xe?

Người ta có cách của họ chứ. Ví dụ tôi đang nói chuyện với bạn, tôi tát bạn một cái, bạn chửi tôi thế là bạn nóng tính rồi. Đối với lái xe khách, tôi nghĩ cần phải đưa ra những yêu cầu rất cao về vấn đề kiềm chế.

Không thể để những người thiếu kiềm chế, khi tức giận là chạy băng băng, nghiến cả vài chục con người vào cửa tử được. Năm 2001, người ta còn quy định có thể kiểm tra được người này sống nội tâm hay hướng ngoại, điềm tĩnh hay nóng tính cơ mà.

Giờ quy định mới, họ đã cắt bớt đi chứ không còn phức tạp nữa. Theo tôi, ta nên ngồi lại để xem cái gì cần thiết cho những người tham gia giao thông thường để họ được tham gia giao thông trong điều kiện tốt nhất, nhưng với những tài xế lái xe tải hay ô tô chở khách, container thì phải siết chặt hơn nữa về mặt cá tính.

Cũng có thể tôi sẽ đề xuất chỉ cho người có vợ con mới được lái xe khách bởi khi đã lập gia đình, họ sẽ biết cân nhắc trước khi hành động và kiềm chế tốt hơn thanh niên.

- Với đề xuất trên, có ý kiến cho rằng tới đây ra đường sẽ toàn trai xinh, gái đẹp “đạt chuẩn” về ngoại hình. Hơn thế, tình trạng ùn tắc giao thông cũng sẽ giảm rõ rệt. Ông có đồng tình với quan điểm trên không?

Trên mạng mọi người cứ tưởng đây là vấn đề mới do Bộ Y tế “đẻ” ra, nhưng có phải họ mới đẻ ra đâu. Họ chỉ kế thừa theo hệ thống. Ai là 'cha đẻ' quy định 'ngực lép' không được lái xe?

TS. Khương Kim Tạo
Thực chất thì không đúng vì tất cả mọi người đều được quyền tham gia giao thông bằng xe cơ giới. Sau này, phải đề xuất những người khuyết tật, những người thấp bé nhẹ cân quá cũng xem như một dạng khuyết tật… vẫn được điều khiển phương tiện cơ giới, nhưng giống như nước ngoài, họ sẽ chỉ được điều khiển một loại xe nhất định phù hợp với thể trạng và tuyệt đối không được sử dụng loại xe khác để tránh gây nguy hiểm cho người khác.

Họ sẽ chỉ được sử dụng loại xe riêng, đã được cải tạo, bổ sung các cơ cấu để họ lái xe an toàn. Người nhỏ thì lái xe bé, hoặc xe chuyên dụng là được.

- Nói tới chuyện "ngực lép", theo ông người ta sẽ phân biệt thật giả thế nào?

Nhiều người đang hiểu sai vấn đề. Việc đo kích cỡ là đo lúc khám tuyển chứ không phải đo để phạt. Sẽ có một bộ phận y tế khám, đo trước khi người ta thi lấy bằng lái xe. Do vậy, khi có bằng rồi sẽ chỉ bị phạt khi vi phạm luật giao thông chứ không bị phạt vì ngực lép. Tóm lại, đó chỉ là điều kiện để đi học, trước khi một ai đó được cấp bằng lái xe.

- Một vị lãnh đạo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia từng đề xuất giảm độ tuổi được cấp bằng lái xe do thể lực của thanh niên thời nay đã được cải thiện so với trước rất nhiều. Đề xuất này có chịu ảnh hưởng từ các tiêu chuẩn trên không, thưa ông?

Từ 16 – 18 tuổi thực ra có thể cấp giấy chứng nhận cho người ta đi xe dưới 50 phân khối. Còn nếu đã lái xe cơ giới trên 50 phân khối thì phải kèm theo trách nhiệm hình sự nên phải cân nhắc kĩ trước khi sửa luật.

- Xin cảm ơn ông!


Minh Quân
Theo VTC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages