Chính phủ Obama “tưởng đã có kinh nghiệm” với ngoại giao Việt Nam - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Chính phủ Obama “tưởng đã có kinh nghiệm” với ngoại giao Việt Nam

ad728

Một kịch bản ngoại giao nhiều rủi ro giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sắp đi đến hồi kết. Trong khi trọng tâm nằm ở việc phát huy mối quan hệ kinh tế song phương tại các cuộc đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương đang diễn ra, chuyện kinh tế cũng liên quan đến các vấn đề Nhân quyền và an ninh rộng lớn hơn. Bài viết này sẽ nói đến những tin tức mới mẻ nhất về những gì đang diễn ra ở hậu trường: Bộ chính trị đảng cầm quyền ở Hà Nội đã quyết định gì về việc thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các siêu cường. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã phải nói với nhau những gì trong suốt cuộc gặp gỡ ở Nhà Trắng ngày 25 tháng 7 tại phòng Bầu Dục. Có ai khác cũng ở trong căn phòng này – và tại sao điều đó lại quan trọng.

Bài viết cũng nêu lên những thông tin mang tính cơ sở để tiết lộ những áp lực to lớn mà Đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đã mang ra để tác động lên Việt Nam, rất đáng chú ý vào tuần trước ở Bandar Seri Begawan, Brunei. Vào ngày 22-23 tháng 8, ông Froman đã có những cuộc trò chuyện riêng tư với người đồng nhiệm Việt Nam, Vũ Huy Hoàng, bên lề vòng đàm phán thương mại TPP thứ 19, vòng đàm phán này sẽ tiếp tục trong tuần này ở Brunei. Washington đã chơi trò chơi hăm doạ, áp lực buộc Hà Nội phải chấp nhận một thoả thuận kinh tế rõ ràng là không phục vụ tốt nhất cho quyền lợi của Việt Nam – và đã chạy làng.

Nhưng đó chưa phải là tin quan trọng gây chú ý nhất, mà chính là cảm giác “như đã từng trải qua” về một bước ngoặt lịch sử nữa trong mối quan hệ Mỹ Việt. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 cách đây 68 năm, hoá ra là, vòng đàn phán TPP thứ 19 sẽ hoàn tất vào thứ sáu này ở Brunei – Hồ Chí Minh đã viết một lá thư đầu tiên trong số nhiều lá thư sau đó cho Tổng thống Mỹ Harry Truman. Ông Hồ đã tìm sự ủng hộ của Truman cho khát vọng giành độc lập từ thực dân Pháp. Những lá thư này không được hồi đáp, vì ưu tiên lớn hơn của chính quyền Truman là giúp cho nước Pháp phục hồi từ đống đổ nát của chiến tranh thế giới thứ 2.

“Trên bình diện lịch sử, đó là một quyết định lớn của Truman, và cũng giống như nhiều quyết định khác mà cácTổng thống Hoa Kỳ sẽ làm trong nhiều thập kỷ sắp tới, có liên quan rất ít đến Việt Nam – nó nằm trong những ưu tiên lớn của Hoa Kỳ trên vũ đài thế giới” nhà sử học Fredrik Logevall đã nhận xét trong cuốn sách được ca ngợi của ông – Tro tàn của Chiến tranh. Những quan ngại của nhiều nhà quan sát thông thái trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và trong cộng đồng tình báo – những người này đã lo lắng về kết quả của việc đứng nhầm bên trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân – đã không được điếm xỉa tới.

Khi họ gặp nhau tại phòng Bầu Dục tháng trước, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phô diễn sự hiểu biết sắc sảo về lịch sử khi ông đưa cho Obama bản sao chép của một trong những lá thư mà ông Hồ gởi cho Truman. Hà Nội có lý do để lo ngại rằng ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng dưới chính quyền Obama, một lần nữa, lại không thực sự nằm ở nền kinh tế Việt Nam.

Trong đàm phán thương mại TPP, Nhà Trắng đã đấu tranh hết sức mình nhân danh nhóm vận động hành lang ngành vải sợi ủng hộ chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ – các đồng minh trung thành của Obama, những người đã ủng hộ ông trong hai cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống thành công của mình. Ưu tiên hàng đầu của các nhà máy dệt Hoa Kỳ (không có khả năng cạnh tranh quốc tế) là từ chối không cho Việt Nam được tiếp cận nhiều hơn vào thị trường giày dép và quần áo được bảo hộ của Hoa Kỳ trong một thoả thuận thương mại TPP.

Vào thập niên 1940, một số nhà ngoại giao thông thái (nhưng trầm lặng) của Hoa Kỳ và các giới chức tình báo (rất trầm lặng) lúc bấy giờ đã đưa lên những quan ngại của mình cho công chúng được biết ở Washington. Nhưng những nhân vật châu Á kỳ cựu của Washington nhận thấy chính mình đã cơ bản bị những ưu tiên chính trị nội địa của Nhà Trắng gạt ra ngoài lề, giống như những người đi trước của họ đã bị cách đây bảy thập kỷ.

Trong khi đó, chủ tịch Sang, nhân danh Bộ chính trị đảng cầm quyền, đã gởi thông điệp của chính ông cho Obama tháng trước.

Để hiểu nhiều hơn về sự hoà trộn nhiều sắc thái phức tạp của những tin tức nóng hổi hiện nay và lịch sử, hãy cùng bắt đầu với cuộc hội đàm ở Nhà Trắng này.

Giải thích chính sách Ngoại giao phòng Bầu Dục

Khi bước vào lĩnh vực ngoại giao, thỉnh thoảng điều mà công chúng xem như là sự thực – không phải là toàn bộ bức tranh. Hãy xem xét đoạn video mà Nhà Trắng đã đưa lên website vào ngày 25 tháng 7. Người xem nhìn thấy ông Sang và ông Obama gặp nhau một mình trong phòng Bầu Dục, ngồi trên ghế bành trước lò sưởi, mỗi người đều mặc một bộ complet màu tối và cà vạt màu nhạt. Hình ảnh mà những người PR cho Nhà Trắng – những người này cũg được đoạn video lên You Tube – có ý định chuyển tải, gợi lại những cuộc hội đàm ngoại giao tay đôi nổi tiếng trong lịch sử ở cấp cao nhất: Nixon với Mao, hoặc Roosevelt với Stalin.

Nhưng cuộc gặp gỡ Obama và Sang hầu như không giống cuộc gặp gỡ Roosevelt-Stalin. Đây là một dịp mang tính nghi thức và được lập trình trước, đặc trưng của cách thức mà các Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đón các giới chức nước ngoài trong những năm gần đây.

Một tấm hình không được công khai được chụp bời một người khác có mặt trong phòng với góc chụp rộng cho thấy rằng ông Sang có 9 người nữa ngồi trong phòng Bầu Dục cùng với ông. Bộ trưởng thương mại Vũ Huy Hoàng cũng ở đó, cùng với Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát và người đứng đầu văn phòng chủ tịch nước Đào Việt Trung. Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường cũng có mặt, cũng như Trung tướng Tô Lâm. Tướng Lâm là Thứ trưởng Bộ Công An, trước đây từng đứng đầu Cục phản gián của Bộ này. Ông Lâm cũng là Uỷ viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Với nhiều người quan sát tình hình – không phải tất cả nhất thiết phải trung thành với những người ủng hộ ông Sang trong Bộ chính trị – không một chủ tịch nước Việt Nam nào được đặt vào vị trí này để tiến hành những mặc cả tối quan trọng.

Nhận thức lịch sử

Có lẽ ba giới chức Việt Nam thú vị nhất có mặt hôm đó là Thông dịch viên Phạm Xuân Hoàng Ẩn, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ba người này mang cả nhận thức lịch sử theo họ – và có mối quan tâm chuyên nghiệp, nghiêm túc và lâu dài về mối bang giao Mỹ Việt. Đối với những người quan sát có kinh nghiệm, tin ba ông Ân, Vịnh và Minh có mặt ở phòng Bầu Dục sẽ chuyển tải một cảm giác về sự nghiêm túc của giới lãnh đạo Việt Nam.

Cha của thông dịch viên Ân, ông Phạm Xuân Ẩn, có lẽ là một điệp viên cộng sản quan trọng nhất trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ông Ẩn hành nghề nhà báo cho các hãng tin phương Tây, bao gồm Reuters và Tạp chí Time. Người đàn ông với nhân thân phức tạp này đã làm Tướng sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam năm 1975. Nhưng rồi tướng Ẩn đã bị giam cầm trong một trại “cải tạo” trong một năm, vì ông bị tình nghi có xu hướng thân Mỹ.

Thực tế, ông Ẩn yêu thích nước Mỹ (ông từng giúp cho một trong những điệp viên quan trọng nhất của CIA trốn thoát khi những người cộng sản chiếm Sài Gòn. Nhưng sau chiến tranh, điệp viên này giải thích với những người bạn Mỹ của mình rằng ưu tiên hàng đầu của ông luôn là làm việc cho nền độc lập của đất nước ông. Cuộc đời hai mặt của ông Ẩn là chủ đề cho cuốn “Điệp viên hoàn hảo” đầy hấp dẫn của Larry Berman, được xuất bản năm 2007. Bây giờ, con ông Ẩn, thông dịch viên Phạm Hoàng Xuân Ân, lại làm việc trong lãnh sự Việt Nam ở San Francisco. Cũng giống như cha ông, ông Ân trẻ biết rất rõ về cả nước Mỹ lẫn Việt Nam.

Trong khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hầu như không phải là một cái tên quen thuộc ở Mỹ, ông ta chỉ nổi tiếng đối với giới quan sát Việt Nam. Cha ông, tướng Nguyễn Chí Thanh, là vị tướng đứng hàng thứ hai chỉ sau tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Thanh là chuyên gia về những cuộc nổi dậy có phối hợp trong hầu như mọi trung tâm đô thị chính ở miền Nam Việt Nam trong suốt dịpTết Mậu Thân tháng 1 năm 1968. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân không thành công về mặt quân sự. Nhưng nó được công nhận rộng rãi như là giọt nước cuối cùng làm tràn ly đối với quần chúng bất mãn ở Mỹ, họ nhận ra rằng điều mà Nhà Trắng khẳng định rằng những người cộng sản đang đứng bên bờ thất bại là giả dối.

Ông Vịnh là Uỷ viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, và trước đây từng đứng đầu Tổng cục tình báo quân đội được biết đến (hoặc bị sợ) như là Tổng cục 2. Thông tín viên nước ngoài có trụ sở tại Hồng Công cũ là Greg Torode đã gọi ông Vịnh là “tên Cáo già” xảo quyệt của Việt Nam, một người thường được xem là người có tư duy chiến lược sắc sảo nhất của Việt Nam.

Ông Vịnh là nhân vật chủ chốt trong chính sách cân bằng tinh vi của Việt Nam liên quan đến mối quan hệ với những siêu cường trong những mối quan tâm về an ninh ở vùng Thái Bình Dương. Ông đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt các vấn đề nhạy cảm: đối phó với mối hăm doạ của Trung Quốc ở Biển Đông trong khi đồng thời cũng thiết lập những mối quan hệ quân sự với Bắc Kinh; mua tàu ngầm và các loại vũ khí khác từ Nga; và cũng tăng cường hợp tác quân sự Mỹ Việt. Ông Vịnh, nổi tiếng ở cả Washington lẫn Bắc Kinh, cũng xuất hiện đầu tháng này để hội đàm riêng với các giứoi chức quốc phòng cao cấp ở Tokyo (người Nhật có lý do chính đáng để lo ngại về những động thái hiếu chiến liên tiếp của Trung Quốc ở Thái Bình Dương).

Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cũng có một người cha nổi tiếng. Nguyễn Cơ Thạch là Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam từ 1980 đến 1991, ở chức vụ này, ông đã làm việc không thành công để binh thường hoá bang giao với những người Mỹ chiến bại. Giống như cha mình, Bộ trưởng ngoại giao Minh nổi tiếng là người có hiểu biết sắc sảo về tầm quan trọng chiến lược của việc phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, bằng cách đó có thể đối phó với ảnh hưởng thái quá của Trung Quốc.

Ông Minh đã thật thà kể ở một sự kiện của Hội đồng Đối ngoại năm 2011 rằng ông rất “căm thù” trong suốt cuộc chiến tranh, khi còn là một đứa trẻ phải chịu đựng những cuộc đánh bom của người Mỹ ở Hà Nội. Nhưng từ khi ông tham gia vào công việc ngoại giao sau chiến thắng của những người cộng sản năm 1975, ông Minh – giống như cha mình – đã tập trung sự nghiệp của mình vào việc tìm ra phương cách để đạt được mối quan hệ thân thiết hơn với kẻ cựu thù chiến tranh của Việt Nam.

Ê kíp ngoại giao của Obama

Trong khi cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng của ông Sang và Obama vào ngày 25 tháng 7 được lập trình một cách chặt chẽ, ít nhất cũng còn có một khoảnh khắc bộc phát, khi ông Obama vươn người ra một chút để có chút giao tiếp mang tính cá nhân với vị khách Việt Nam. Khi các đại diện của các ký giả ngoại quốc và Hoa Kỳ được phép vào phòng Bầu Dục để có cơ hội chụp ảnh bình thường, họ đã hét lên vài câu hỏi cho hai vị nguyên thủ. Obama đã phớt lờ đi, nhưng đã bị phát hiện thì thầm với ông Sang, “phóng viên ở đâu cũng như nhau”.

Một người phụ tá báo chí ở Nhà Trắng ngừng thảo luận với một người khác nữa cũng có mặt trong cuộc họp ở phía phái đoàn Việt Nam hoặc là phía Mỹ. Các ký giả đại diện được cho phép ngồi trong cho nghi thức chụp ảnh đã nhìn thấy các giới chức phía Mỹ bên cạnh bà cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice gồm Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker và người đại diện đàm phán thương mại phía Hoa Kỳ Froman.

Pritzker, một nhà vận động gây quỹ của Obama đến từ Chicago mới vô ngành ngoại giao. Bộ Thương mại của bà này là cơ quan bị ghét nhiều nhất ở Việt Nam vì áp đặt hàng rào thuế quan bảo hộ chống bán phá giá lên ngành công nghiệp cá da trơn và tôn của Việt Nam. Còn Froman, mặc dù cũng thân cận với Obama, công việc của ông này tập trung nhiều vào trọng tâm chính trị nội địa hơn là các chính sách ngoại giao thực sự. (Bất cứ hành động nâng tầm ngoại giao một cách khó khăn nào được thực hiện sẽ bị một vài cản trở từ phía Nhà Trắng, trong Bộ Ngoại giao của Ngoại trưởng John Kerry. Kerry, một cựu binh chiến tranh Việt Nam, đã tiếp đón phái đoàn Việt Nam vào ngày 24 tháng 7. Ông này ở New York khi các vị khách Việt Nam gặp ông Obama ngày hôm sau)

Dù có được lập trình sẵn hay không, những tín hiệu quan trọng vẫn được gởi ra từ hai vị nguyên thủ.

Thông điệp từ Bộ Chính trị

Phái đoàn Việt Nam giải thích rõ cho Obama – khi họ có một ngày trước cuộc họp với đại diện đàm phán thương mại Froman – rằng họ rất thành thật trong việc xem mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán TPP là một ưu tiên rất cao, theo các giới thạo tin Việt Nam và cũng theo các giới chức ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ yêu cầu không tiến lộ danh tính.

Carlyle Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam được kính trọng, có những mối quan hệ cấp cao hàng đầu ở Hà Nội, giải thích. Thayer, từng là thành viên của Học viện Quốc Phòng Úc châu, nói rằng ông nhìn thấy một bản sao của Nghị quyết ngày 10 tháng 4 được soạn thảo bởi Bộ Chính trị, văn bản này chưa được phổ biến công khai. “Nó đặt chính sách hội nhập kinh tế với tất cả các cường quốc hạng nhất là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, bao gồm tất cả các hình thức hội nhập, kể cả hội nhập về an ninh”, ông Thayer tường thuật.

Trong phòng Bầu Dục, Chủ tịch Sang nhấn mạnh với Obama điều mà các giới chức Việt Nam đã nói trong suốt ba năm qua: rằng nếu đàm phán TPP thành công, Việt Nam sẽ cần các động lực kinh tế – chủ yếu là thêm những lối vào quan trọng đối với thị trường giày dép và may mặc Hoa Kỳ, những lối vào này hiện đang bị cản trở bởi biểu thuế quan cao. Vấn đề chính của Việt Nam với TPP bây giờ là, trong ba năm qua, Nhà Trắng đã trì hoãn quá trình đàm phán bằng cách từ chối không đưa ra những động thái cắt giảm thuế quan nghiêm túc.

Các giới chức báo chí Nhà Trắng từ chối thảo luận về trả lời của Obama cho ông Sang. Vì nhu cầu của dân chúng, hai vị nguyên thủ đồng ý sẽ đưa ra một bản tuyên bố chung (rất ôn hoà) lưu ý rằng họ sẽ hướng dẫn các phụ tá cố gắng hết sức để hoàn thành đàm phán TPP chậm nhất là cuối năm nay. (Năm ngoái và năm 2011 Nhà Trắng cũng đã nói như thế. Froman đã giả thích với mọi người rằng lần này, chính quyền Obama thật sự có ý định như thế.)

Những tín hiệu từ Washington

Chi tiết nhỏ được biết về điều mà Obama nói trong suốt cuộc họp đã được tiết lộ bởi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear, ông này đã nói chuyện trong một cuộc họp của những người Mỹ gốc Việt có uy tín tại vùng ngoại ô Virginia của thủ đô Washington, D.C. vào ngày 16 tháng 8. Ông Shear nói rằng chính quyền Obama xem các cuộc đàm phán TPP “cực kỳ quan trọng”. Nhưng nếu không có những tiến bộ có thể kiểm chứng được về Nhân quyền được thực hiện bởi Hà Nội, “chúng tôi sẽ không thể đưa ra sự ủng hộ của quốc hội” cho thoả thuận TPP, ngài Đại sứ nói thêm.

Ông Shear kể rằng vấn đề Nhân quyền đã xuất hiện hai lần trong cuộc gặp gỡ của ông Sang và Obama. Trước tiên, là phần nhắc đến chung chung liên quan đến Nhân quyền như là chìa khoá để cải thiện mối quan hệ kinh tế và an ninh.

Theo lời ông Đại sứ, vấn đề Nhân quyền được nhắc đến lần thứ hai sau khi ông Sang bày tỏ mong muốn của Việt Nam mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Ông Shear nói Obama đã đáp lại rằng “Nếu các bạn muốn thực hiện được điều đó, các bạn phải cải thiện tình trạng Nhân quyền của mình”. (Một văn bản đầy đủ những lời bình luận của ông Shear chưa được đưa lên trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ).

Vì hồ sơ Nhân quyền của Hà Nội hiện đang bị so sánh một cách bất lợi với những người láng giềng châu Á của mình – thậm chí Campuchia vốn đầy tai tiếng cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử, trong khi Miến Điện cũng đang bận trả tự do cho các tù nhân chính trị – quan điểm của Obama hoàn toàn hợp lý. Bộ chính trị trong những ngày này phải tự hỏi quốc gia sẽ đạt được những lợi ích nào bằng cách tiếp tục bỏ tù hơn 160 tù nhân chính trị ôn hoà, trong khi ”tội” của họ chỉ là thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tụ do hội họp ôn hoà.

Nhưng cũng chính các Uỷ viên Bộ chính trị, những người đang biện minh về vấn đề Nhân quyền, phải tự hỏi tại sao họ nên ký vào thoả thuận TPP trong khi thoả thuận này chỉ đưa đến những lợi ích kinh tế mơ hồ.

Những đàm phán “thế kỷ 21″ bí mật

Một số phần trong đàm phán TPP, nói một cách chắc chắn, rõ ràng sẽ hướng đến việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã và đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ khó khăn về mặt chính trị đó là cải tổ các công ty quốc doanh kém hiệu quả khét tiếng của quốc gia này trong khoảng hai thập kỷ.

Các công ty Nhà nước của Việt Nam về cơ bản là những hố đen bí mật và là một chướng ngại vật trên hơn một phần ba nền kinh tế nước này. Khi Nhà Trắng của Obama giải thích về thoả thuận TPP như là một thoả thuận “thế kỷ 21, tiêu chuẩn cao” sẽ thiết lập một mô hình mẫu mực đáng mong ước cho thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương, sự cải tổ các công ty quốc doanh phải được cân nhắc ngay lập tức.

Nhưng hơn cả những khẩu hiệu tự phục vụ, Nhà Trắng đã từ chối không giải thích cho công luận đang theo dõi bất cứ chi tiết nào về điều mà Việt Nam bị đòi hỏi phải thực hiện. Thật mỉa mai, Nhà Trắng đang yêu cầu nền kinh tế Việt Nam phải cởi mở hơn để trở thành nền kinh tế theo định hướng thị trường, trong khi chi định ra cái gì phải được xác định là bí mật Nhà nước.

Áp dụng “phương pháp bảo hộ”

Điều Hà Nội mong muốn nhất trong đàm phán TPP là để Hoa Kỳ cắt giảm thuế quan cao đánh vào mặc hàng giày dép và may mặc. Có sự đảo ngược vai trò ở đây. Những người cộng sản ở Hà Nội đang áp lực để có được lối vào thị trường tự do đối với thị trường Hoa Kỳ được bảo hộ. Người Mỹ đòi hỏi phải có sự kiểm soát của Nhà nước. Khái niệm kinh tế này được gọi là “phương pháp bảo hộ” (yarn forward), nhưng nền kinh tế nước này hầu như không hề cách tân.

Như tôi đã nêu, những người thực dân Pháp thế kỷ 19 đòi hỏi rằng thần dân Việt Nam phải cung cấp cho mẫu quốc vải sợi. Âm mưu quyền ưu tiên đế quốc đã ủng hộ cho sự thống trị kinh tế của nước Pháp đối với Đông Dương – và đã thúc đẩy phong trào giành độc lập của Việt Nam.

Bây giờ người Mỹ đang đòi hỏi một loại sắp đặt tương tự trong TPP. Việt Nam sẽ chỉ đủ điều kiện để miễn thuế đánh vào hàng may mặc và giày dép xuất sang Hoa Kỳ nếu nước này mua sợi và vải từ một nước TPP khác – có nghĩa rằng: từ những nhà máy đang suy sụp ở miền Nam nước Mỹ, chứ không phải từ một quốc gia ngoài TPP như Trung Quốc.

Không cần phải có chuyên môn về kinh tế mới nhận thấy những khiếm khuyết này. Không ai – ngoài những người bị biệt lập ngoài đảo – nhìn vào các nhà máy vải sợi của Mỹ, cách đây khá lâu các nhà máy này đã đánh mất năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu – giả vờ rằng điều này là hợp lý về mặt kinh tế. Tại sao Nhà Trắng lại áp lực các công ty như Levis hoặc Gap phải mua vải bông (thô) từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ và chuyển hàng vượt Thái Bình Dương sang Đông Nam Á? Tại sao Obama thậm chí tìm cách cố ép buộc nhà sản xuất quần áo lót khổng lồ Hanesbrands phải ngừng cung cấp các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam của họ khỏi các nhà cung cấp lâu đời của Hanes ở Trung Quốc và Thái Lan?Tại sao Nhà Trắng cứ khăng khăng rằng họ có quyền phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn hàng đầu có uy tín của Hoa Kỳ như thế?

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Froman đã từ chối những yêu cầu được liên tiếp lặp lại không giải thích chính xác tại sao “phương pháp bảo hộ” lại phục vụ tốt nhất cho quyền lợi kinh tế của Việt Nam.

Tôi cũng đã hỏi Đại sứ Hoa Kỳ, ông Shear là ông ta có thể chỉ ra lợi ích kinh tế nào cho Việt Nam trong khái niệm ” phương pháp bảo hộ ” không. Ông Shear đã nói trong vị thế lúng túng về ngoại giao để bảo vệ cho lập trường của Nhà Trắng về nguyên tắc ” phương pháp bảo hộ” áp dụng cho Việt Nam. Ông Shear từ chối biện hộ cho nguyên tắc kinh tế nền tảng của phương pháp bảo hộ một cách công khai. Ông đại sứ giao lại câu hỏi cho đại diện đàm phán thương mại Froman, ông này cũng lại từ chối bình luận.

(Ông đại sứ Shear nổi tiếng như một nhà ngoại giao thận trọng, bất chấp vai trò người chơi trong một trò chơi tập thể. Những câu không phải là câu trả lời đầy dè dặt của ông có thể được giải thích như là môt khoảnh khắc ngoại giao, chuyển tải sự chán ghét của ông đối với toàn bộ vụ việc. Trong những cuộc họp riêng vớ các giám đốc điều hành các tập đoàn Mỹ, ông Shear đã cố gắng thuyết phục về đường lối của Obama nhưng ngôn ngữ cơ thể cho thấy sự không thoải mái của ông)

Trong khi đó, Nhà Trắng đã yêu cầu các nhà sản xuất hàng may mặc Hoa Kỳ phải giao nộp các thông tin bí mật về cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Bị đe doạ, các công ty hầu như đã đầu hàng. Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ thậm chí có một trang web đặc biệt cho các công ty tiết lộ các bí mật kinh doanh của họ cho chính phủ. Cách tiếp cận vào kho dữ liệu thuộc quyền tư hữu này đã đưa cho Froman và các phụ tá của ông phương tiện để chỉ dẫn cho ngành công nghiệp nội địa biết họ có thể (từ miền Nam Hoa Kỳ) và không thể (tư Trung Quốc) mua nguyên liệu nguyên liệu từ đâu.

Các nhà nhập khẩu hàng may mặc Hoa Kỳ bây giờ tranh giành phía sau hậu trường để nhận được sự miễn thuế từ Nhà Trắng. Những người vận động hành lang của các tập đoàn đã nhắm đến việc bảo vệ ít nhất vài phần trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của họ khỏi sự can thiệp của Nhà Trắng.

Tất nhiên, thậm chí với các công ty con TPP bị giới hạn được các cơ quan Liên bang cấp vốn, các luật lệ vẫn luôn phải lệ thuộc vào những thay đổi đột ngột, phụ thuộc vào ý thích bất chợt của hệ thống quan liêu không thể dự đoán. Các công ty Mỹ có thể ngừng toàn bộ việc kinh doanh nếu có đủ can đảm để ngừng việc luồn cúi chính quyền – điều mà họ hoàn toàn chưa bao giờ nghĩ tới trong các đàm phán thương mại Hoa Kỳ trước đây.

Trung Quốc cực lực lên án

Nhà Trắng phủ nhận một cách thiếu tính thuyết phục rằng TPP là một phần của chiến lược bao vây kinh tế chống Trung Quốc. Phương pháp bảo hộ lần đầu tiên được bao gồm vào thoả thuận thương mại ưu đãi của Hoa Kỳ dành cho Mễ Tây Cơ đầu những năm 1990, và rồi dành cho các nước châu Mỹ La tinh khác. Ý tưởng lúc đó, cũng như hiện nay, là để kiềm hãm Trung Quốc và các nhà nhập khẩu châu Á khác.

Nó đã thất bại. Các luật lệ quá cồng kềnh đến nỗi chỉ khoảng 17 phần trăm nền thương mại châu Mỹ La tinh vượt qua được các nguyên tắc ” phương pháp bảo hộ”. Các công ty hầu như thích trả thuế hơn là phải chịu đựng công việc làm giấy tờ.

Xoa dịu châu Phi

Khi châu Phi đang đàm phán Đạo luật Cơ hội và Phát triển Phi châu với Hoa Kỳ trong năm năm 1990, Congressional Black Caucus (một tổ chức đại diện cho các thành viên da đen của Quốc hội Hoa Kỳ) đã kịch liệt phản đối các luật lệ phương pháp bảo hộ bởi vì các nguyên tắc này xâm phạm đến họ. Các Nghị sĩ như Charles Rangel, người của đảng Dân chủ đại diện cho khu vực Harlem thuộc New York, đã nổi đoá lên rằng yarn forward sặc mùi chủ nghĩa thực dân. Hơn nữa, Rangle phản đối những luật lệ như thế phân biệt chủng tộc. Kết quả là, thoả thuận thương mại AGOA cho phép người châu Phi mua bông vải và các loại vải sợi khác từ Trung Quốc, hoặc bất cứ đâu, miễn là sản phẩm quần áo cuối cùng được “cắt và may” ở châu Phi. Trong các đàm phán TPP, bất cứ điều gì thiếu nguyên tắc “cắt và may” đối với mặc hàng vải đều sẽ kiềm hãm tiềm lực xuất khẩu của Việt Nam.

Điều mỉa mai cay đắng khác cho Việt Nam là: Những ngày này Dân biểu Rangel và các nhà làm luật người Mỹ gốc Phi đang vận động để Obama buộc Việt Nam phải chấp nhận các nguyên tắc phương pháp bảo hộ mà trước đây họ đã từng công kích là thực dân và phân biệt chủng tộc. Và các quốc gia Trung Phi như Cộng hoà Dominica, không ở trong TPP và muốn ngăn cản các đối thủ cạnh tranh ở châu Á khỏi làm tổn hại đến quyền lợi của họ, cũng đang đổ dồn mọi áp lực lên Việt Nam.

Không nhụt chí, tuần qua ở Brunei, nhà đàm phán thương mại Froman vẫn quả quyết rằng các nguyên tắc phương pháp bảo hộ nghiêm ngặt vẫn là cốt lõi cùa những gì mà Hoa Kỳ muốn trong TPP. Ông tiếp tục không đưa cho công chúng bất cứ chi tiết thực nào về TPP ngoài việc giải thích rằng đó là mẫu hình thương mại “thế kỷ 21 tiêu chuẩn cao”.

Các nhà đầu tư tài chính sẽ đặt cược rằng Việt Nam cuối cùng sẽ chịu đựng và chấp nhận một thoả thuận TPP kém hiệu quả, cho họ một lối vào thị trường giày dép và quần áo được gia tăng nhưng còn khiêm tốn, trong khi phải nhượng bộ mở cửa thị trường tối thiểu cho người Mỹ. Hãy gọi đó là TPP Nhỏ.

Nhưng có lẽ các ông điều hành không ngoan trong Bộ chính trị ở Hà Nội, hoặc ít nhất đủ người trong số họ, có cùng quyết tâm như thế hệ cha ông họ. Và cuối cùng, các nhà đàm phán Việt Nam nên hiểu rằng Obama là người cần thoả thuận thương mại TPP nhất. Vị tổng thống Hoa Kỳ này có thể thật sự cho phép TPP thất bại, chỉ vì người Việt Nam muốn bán cho người Mỹ nhiều bộ đồ lót, quần jeans và giày đế mềm hay không?

Hãy bàn về cảm giác “đã từng thấy trước đây”. Vào những năm 1940, Tổng thống Truman đã phớt lờ những cảnh báo tiên tri từ các giới chức ngoại giao và tình báo Hoa Kỳ rằng sẽ là một sai lầm lớn cho Hoa Kỳ nếu chọn nhầm bên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Bây giờ, Tổng thống Obama cũng ít chú ý đến những cảnh báo rằng sẽ không khôn ngoan chút nào khi đánh liều thoả thuận thương mại quan trọng với Việt Nam – và lập trường của Hoa Kỳ ở châu Á – để đổi lấy nền chính trị nội địa thiển cận.

Một số người dường như không bao giờ học được bài học từ lịch sử.

Ngày 28 tháng 8 năm 2013

Greg Rushford
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy
(Defend the Defenders)


* Nguồn: Obama’s “Deja vu” Vietnam Diplomacy - Greg Rushford | Rushford Report




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages