Lo ngại về luật Internet mới tại Việt Nam - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Lo ngại về luật Internet mới tại Việt Nam

ad728
HÀ NỘI – Nghị định Internet mới tại Việt Nam bị chế nhạo là có khả năng kìm hãm sự phát triển ngành công nghệ thông tin truyền thông của đất nước (ICT).

Nghị định Internet mới tại Việt Nam bị chế nhạo là có khả năng kìm hãm sự phát triển ngành công nghệ thông tin truyền thông của đất nước (ICT).
Nhưng chính phủ cho biết động thái trên, có hiệu lực vào ngày chủ nhật mùng 01 tháng 9, với mục đích chống lại đạo văn, và một số chuyên gia cho rằng điều này là rất quan trọng cho ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến đang nổi lên.

Ngành công nghiệp ICT (công nghệ thông tin truyền thông) của Việt Nam đang phát triển từng ngày. Người sử dụng Internet tăng từ hơn 17 phần trăm dân số năm 2006 lên đến hơn 35 phần trăm trong năm 2011.

Ngành công nghiệp này kiếm được 13,7 tỷ đô la doanh thu vào cuối năm 2011, tăng hơn gấp đôi con số của năm trước.

Trong khi các chuyên gia ngành công nghiệp đồng ý rằng Việt Nam cần có một khuôn khổ quản trị rõ ràng cho dịch vụ truyền thông, họ cũng đồng ý rằng nó phải có lợi cho tăng trưởng. Nhiều người cho rằng Nghị định 72 về “Quản lý , cung cấp , sử dụng dịch vụ Internet và thông tin nội dung trực tuyến” sẽ có tác dụng ngược lại.

Theo quy định mới, các công ty có đại diện ở trong nước phải có một máy chủ trong nước, và theo dõi nội dung để tránh “các hành vi bị cấm.” Các hành vi này bao gồm “thúc đẩy bạo lực, đồi truỵ, lối sống sa đoạ, tội ác, tệ nạn xã hội, và mê tín dị đoan.”

Các chuyên gia cho rằng các chi phí phát sinh thêm từ chính sách giám sát này và các từ ngữ mơ hồ của Nghị định sẽ bóp nghẹt sự đổi mới và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

“Nó không tốt cho người sử dụng và không tốt cho các công ty trong nước”, chuyên gia tại một công ty Internet quốc tế không muốn nêu tên cho biết. “Bất kỳ công ty điều hành nào cũng đều phải hợp tác với chính quyền, phải cung cấp dữ liệu người dùng và phải có các máy chủ tại địa phương mà chính phủ có thể truy cập vào được”. Ông nói rằng điều này sẽ tác động rất lớn đến các các doanh nghiệp. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp trực tuyến sẽ phải làm là thuê một luật sư thay vì một nhà phát triển bởi vì họ thậm chí không thể bắt đầu, trừ khi họ đã làm tất cả các thủ tục giấy tờ” ông cho biết.

Những yêu cầu trong Điều 4 được nhiều người phê phán nêu lên, trong đó nói rằng các blog và các trang web truyền thông xã hội chỉ được chứa các thông tin cá nhân, và không trích dẫn hoặc tham khảo tài liệu từ nơi khác.

Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Lê Nam Thắng, cho biết điều này liên quan đến quyền tác giả. “Tin tức không thể được lấy từ một cơ quan truyền thông và sau đó sử dụng mà không được phép”, trích dẫn trong một bài báo của báo Nhân dân thuộc Đảng Cộng sản.

Đạo văn tràn lan giữa các nhà báo địa phương . Gần đây cổng thông tin Báo mới đã bị kiện bởi báo PetroTimes vì đã sao chép hơn 10.000 bài báo của báo này trên trang web của Báo Mới.

Trang chia sẻ nhạc Nhac Cua Tui ở Việt Nam, gần đây đã bị phạt vì nhiều người sử dụng được báo cáo vi phạm bản quyền .

Hạn chế những cái người dùng có thể chia sẻ thông qua nền tảng trực tuyến có thể giúp ngành game phát triển, một chuyên gia ngành công nghiệp muốn giấu tên tại Việt Nam cho biết.

“Vi phạm bản quyền là một vấn đề lớn đối với các nhà phát triển trò chơi” ông nói. “Mọi người đều ăn cắp những thứ của người khác và chính quyền dường như không quan tâm”.

Việt Nam có hơn 13 triệu người chơi, và ngành công nghiệp trò chơi đang phát triển nhanh chóng.

Việt Nam cũng là thị trường game trực tuyến lớn nhất theo giá trị trong vùng Đông Nam Á , với doanh số 150 triệu đô la trong năm 2011, tăng từ 120 triệu trong năm 2009.

Nhưng hầu hết các game thủ Việt Nam vẫn chơi trò chơi nước ngoài, theo ông Nguyễn Tuấn Huy, người sáng lập của Emobi Games, một trong những nhà phát triển game hàng đầu của Việt Nam .

Huy cho biết thêm rằng nghị định mới có thể làm cho việc sản xuất các trò chơi trở nên mạo hiểm”, bởi vì các nhà phát triển không biết liệu các trò chơi có được cho phép hay không” ông nói.

“Việc kiểm soát các trò chơi nên được thực hiện sau khi trò chơi đã được giới thiệu” ông đề xuất, “nhưng nó phải được thực hiện một cách cởi mở để tạo thuận lợi cho đầu tư và phát triển.”

Huy cho biết ông tin rằng bản quyền là một vấn đề của thị trường và không phải điều mà chính sách của chính phủ có thể giải quyết .

“Chúng ta có thể ngăn chặn nó với những thay đổi dần dần, từng ngày trong tương lai”, ông nói.

Sapa
Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
(Defend the Defenders)


* Nguồn: Fear over Vietnam's new Internet law - Sapa, Enca



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages