Bức thư ngỏ xuất hiện trên mạng hôm thứ Sáu gửi người nhận là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình do ba người đồng ký tên là các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn, viết:
"Chúng tôi được biết Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập, nhà văn, và đang tiến hành điều tra. Chúng tôi viết thư này đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra, vì những lý do sau:
"Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.
Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế
Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn
Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn
"Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế.
"Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra."
Và bức thư của ba nhà khoa học từ Mỹ kết luận:
"Vì những lý do trên, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra."
'Thả ngay lập tức'
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dấn thân vì sự tiến bộ của xã hội
Hôm 17/12, nhà báo này viết: "Từ khi nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, tôi đã ứng xử như một người bạn, thận trọng, kiên nhẫn, chỉ mong anh được tự do.
"Hôm nay, khi biết cơ quan Điều tra đã tống đạt tới anh quyết định khởi tố theo điều 88 của Bộ luật Hình sự với phê chuẩn tạm giam 4 tháng của VKS, tôi quyết định ký Yêu cầu trả tự do cho anh.
"Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dấn thân vì sự tiến bộ của xã hội, tôi không có quyền ứng xử như ở chốn riêng tư; tôi ký với tư cách một công dân chịu ơn những cống hiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho đất nước."
Mới đây, một thư kiến nghị ngỏ của quần chúng và nhiều nhân sỹ, trí thức, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội trong và ngoài nước ở Việt Nam đã yêu cầu chính quyền thả tự do cho ông Lập ngay lập tức.
Tính cho tới ngày 19/12, theo thống kê đã có gần một nghìn chữ ký được thu thập dưới bức thư.
Ở Việt Nam thì nói phải ngó trước ngó sau, hỏi sao các vị tiến sĩ, giáo sư thật sự giỏi đều ra nước ngoài
Độc giả Huy, BBC Vietnamse Facebook
Độc giả Huy, BBC Vietnamse Facebook
Người bị kết tội theo điều 88 có thể nhận án tù từ ba đến 20 năm.
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư.
Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông "vốn không đặc biệt hâm mộ" ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là " một con người không tầm thường".
Giáo sư Châu cũng được chú ý nhiều khi từng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "cố tình làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông Vũ vì hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng".
Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4, 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân, tuy sau đó một thời gian đã được mở lại.
Giáo sư từng nhận giải toán học Fields cũng từng bình luận về một số ý kiến "cứ thắc mắc về chuyện ông là lề trái hay lề phải."
''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do'', Giáo sư Châu bình luận.
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét