Hành nghề luật sư tại Việt Nam dưới cái bóng của đảng - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Hành nghề luật sư tại Việt Nam dưới cái bóng của đảng

ad728

Luật sư Võ An Đôn (áo sơ-mi trắng) cùng chị (phải) và vợ (trái) của nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên xử tại tòa trước đây.

Vụ án Ngô Thanh Kiều đã từng được chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu xử lại các nhân viên công an lạm dụng quyền lực gây chết người, công luận chưa hết vui mừng cảm ơn người luật sư can đảm góp phần đưa thủ phạm ra ánh sáng là ông Võ An Đôn, thì ông Đôn lại bị cơ quan công quyền của tỉnh Phú yên đòi truất quyền luật sư của ông. Sau đây là ý kiến của một số luật sư và nhà quan sát xã hội Việt Nam về câu chuyện hành nghề luật sư tại Việt nam.

Hàng ngàn cách “chụp mũ”

"Theo cảm nhận của tôi và thực tế xã hội thì người ta có thể làm mọi thứ để đạt được mục đích, có thể qui chụp, có thể tạo cớ để mà bắt giam… họ có hằng ngàn cớ, hàng ngàn cách nhưng riêng tôi không sợ vì mình làm đúng. Còn việc xảy ra trong tương lai đối với tôi thì (họ) có hằng ngàn cách mà tôi không thể biết được."

  Theo cảm nhận của tôi và thực tế xã hội thì người ta có thể làm mọi thứ để đạt được mục đích, có thể qui chụp, có thể tạo cớ để mà bắt giam… họ có hằng ngàn cớ, hàng ngàn cách nhưng riêng tôi không sợ vì mình làm đúng.

-Luật sư Võ An Đôn
Đó là phát biểu của Luật sư Võ An Đôn cuối buổi trao đổi giữa ông và Đài Á châu tự do về việc ông bị đe dọa tước giấy phép hành nghề luật sư. Buổi trao đổi này diễn ra sau khi có bản kiến nghị liên ngành của Công an, Viện kiểm soát, và Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên gửi đoàn luật sư tỉnh này yêu cầu tước chứng chỉ hành nghề của Luật sư Đôn.

Nhận xét về sự việc này, Luật sư Trần Thu Nam từ Hà Nội cho biết rằng nghề luật sư hiện nay ở Việt Nam là một nghề rất nhiều rùi ro:

“Đối với nghề luật sư ở Việt Nam thì có nhiều rủi ro, nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh nghề đó. Các tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đối với một đất nước có pháp luật, một đất nước pháp quyền, một đất nước dân chủ thì nghề luật sư được coi trọng. Nhưng đối với Việt Nam thì nghề luật sư chưa được coi trọng và có rất nhiều nguy hiểm xung quanh nó.”

Một nhà quan sát chính trị xã hội trong nước là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng nhận xét rằng hiện nay ở Việt nam có hai giới chịu sức ép nhiều nhất từ phía chính quyền là giới blogger và luật sư. Giới blogger thì mong muốn quyền tự do ngôn luận, còn giới luật sư thì đang phải làm việc trong một môi trường tư pháp bị nhiều ràng buộc. Luật sư Đôn cho biết là theo kinh nghiệm của ông thì văn bản liên ngành đòi tước việc hành nghề luật sư của ông phải có sự chỉ đạo của đảng bộ địa phương, chứ các cơ quan khác như Tòa án, hay Viện kiểm soát... không thể tự ý ra một văn bản như vậy.

Trong môi trường tư pháp như vậy, người ta cho rằng người luật sư dễ bị đòn thù, như trường hợp của ông Võ An Đôn. Ông Trần Thu Nam nói:

Một trong năm người công an đánh chết người vẫn cười trước tòa (ảnh bên trái) và gia đình nạn nhân khóc tức tưởi cũng tại tòa hôm 27/3/2014 (ảnh bên phải).
“Trong việc của luật sư Đôn thì tôi cho rằng cái bản kiến nghị của các cơ quan kiểm sát, tố tụng của tỉnh Phú Yên là để trả thù luật sư. Tôi khẳng định là có vấn đề trả thù luật sư.”

Cũng có ý kiến cho rằng các vụ việc như lạm dụng quyền lực, xem thường pháp luật như vậy dễ xảy ra ở những địa phương xa xôi như tỉnh Phú Yên hơn là tại các trung tâm lớn như Hà Nội hay Sài Gòn. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu không hoàn toàn đồng ý điều này:

“Tất nhiên là ở những vùng sâu vùng xa, chổ mà không có nhỉ mục quang chiêm thì tình hình nó tồi tệ hơn, nhưng mà tất cả nằm trong cái bình diện chung lớn hơn là trong tình hình pháp luật mang tính rừng rú, không có nền pháp trị thì giới luật sư bị o ép nhiều từ phía chính quyền mà không phát huy tác dụng được.”

Đảng lãnh đạo tuyệt đối

Trở lại chuyện chỉ đạo của đảng mà luật sư Đôn đề cập đến trong bài trao đổi với chúng tôi, Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng việc đó là phạm pháp:

“Nếu thật sự có sự chỉ đạo của đảng bộ thì đây cũng là sai pháp luật vì trong Hiến pháp 2013 thì tất cả các cơ quan đảng phải tuân thủ theo pháp luật.”

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, người nhiều năm nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam nói rằng thực ra người cộng sản chỉ coi pháp luật là một công cụ tạm thời của họ mà thôi:

  Thực tế là người cộng sản họ muốn mình chỉ đạo tuyệt đối. Đó là mâu thuẫn cơ bản đối với dân chủ. Tức là quyền ở đảng còn dân chủ là quyền ở dân mà đảng chỉ là một bộ phận và tạm thời. Đó là mâu thuẫn rất căn bản.

-Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu
“Thực tế là người cộng sản họ muốn mình chỉ đạo tuyệt đối. Đó là mâu thuẫn cơ bản đối với dân chủ. Tức là quyền ở đảng còn dân chủ là quyền ở dân mà đảng chỉ là một bộ phận và tạm thời. Đó là mâu thuẫn rất căn bản. Người cộng sản nghĩ rằng là xã hội tiến bộ thì phải do họ lãnh đạo tuyệt đối, đảng chỉ huy hết. Bây giờ do va chạm với xã hội văn minh nên các ông ấy đã sửa rất nhiều rồi đấy. Chứ còn cái suy nghĩ nguyên thủy của người cộng sản là xuất phát từ cái lý thuyết đó. Cái câu của ông Phạm Văn Đồng là cái câu điển hình nhất. Khi ông Nguyễn Mạnh Tường nói rằng Thủ tướng đứng đầu ngành hành pháp thì việc làm chính yếu là phải nghĩ đến việc xã hội phải có một bộ luật cho thật văn minh, thì ông Phạm Văn Đồng trả lời rằng luật để làm gì, luật để mình tự trói tay mình lại à!”

Trong nỗi lo sợ bị trói tay đó, sau mấy mươi năm chấm dứt chiến tranh ý thức luật pháp của các cơ quan chấp pháp tại Việt Nam vẫn gây ngạc nhiên cho nhiều người. Vụ việc gần đây nhất là trong vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan điều tra và tố tụng điềm nhiên mua dao ngoài chợ về để làm tang vật.

Cũng trong nỗi sợ đó mà chủ tịch luật sư đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Đăng Trừng đã bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản với lý do chính thức là ông đã cản trở sự lãnh đạo của đảng.

Và từ khi Việt Nam bắt đầu có va chạm với thế giới dân chủ, sửa đổi nhiều chuyện luật lệ, cho phép nghề luật hồi sinh thay vì bồi thẩm đoàn nhân dân như trước kia, nhiều luật sư lại bị bắt bỏ tù, tước chứng chỉ hành nghề, hoặc thậm chí phải đi lưu vong. Có thể kể ra một danh sách dài như Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật, Nguyễn Đăng Trừng… Liên quan tới họ là những vụ án có tính chính trị khi bảo vệ những người bất đồng chính kiến, nhưng cũng có khi chỉ là xung đột đất đai giữa dân chúng và chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn, hay Thái Hà. Và Luật sư Võ An Đôn có vẻ cũng đang vào tầm ngắm của đảng ủy tỉnh Phú Yên sau vụ án chống ại sự lạm dụng quyền lực của công an làm chết người.

Khi chúng tôi hoàn thành bài viết này thì một nhóm dân sự Việt Nam đưa ra một bản kiến nghị, thu thập chữ ký để bảo vệ luật sư Võ An Đôn, và đã thu thập được 127 chữ ký. Các luật sư như Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam mà chúng tôi tiếp xúc đều nói là họ rất ủng hộ bản kiến nghị này.

Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA

========

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages