Số phận bi thảm của mỹ nhân "khiêu vũ cùng Mao Trạch Đông" - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Số phận bi thảm của mỹ nhân "khiêu vũ cùng Mao Trạch Đông"

ad728
"...Cuộc gặp gỡ và một điệu nhảy với Mao Trạch Đông có lẽ đã thay đổi hoàn toàn số phận của một trong những "đại minh tinh" điện ảnh tài sắc hàng đầu Trung Quốc..."

Thượng Hải đệ nhất mỹ nhân

Thượng Quan Vân Châu, sinh năm 1920, là nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc một thời. Tên thật của bà là Vi Quân Lạc, còn gọi là Vi Á Quân, người Giang Tô.

Năm 1938, Thượng Quan Vân Châu vào làm việc trong một hiệu chụp ảnh ở Thượng Hải.

Năm 1940, bà tham gia lớp học diễn xuất của đoàn kịch Hoa Quang Thượng Hải và công ty điện ảnh Tân Hoa.

Năm 1941, Thượng Quan Vân Châu lần đầu xuất hiện trong vai trò diễn viên và nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

Thượng Quan Vân Châu từng được báo chí Thượng Hải mô tả là có sắc đẹp "nghiêng nước nghiêng thành".

Báo chí Thượng Hải từng sử dụng từ “nghiêng nước nghiêng thành” để mô tả về Thượng Quan Vân Châu.

Nhan sắc của bà nổi bật đến mức khiến cho giới mỹ nhân Thượng Hải thời bấy giờ phải “ganh ghét” ra mặt.

Cũng vì sắc đẹp của mình, bà rất thường được các đạo diễn mời đóng vai khách mời, hay các vai diễn mệnh phụ phu nhân.

Hình tượng của Thượng Quan Vân Châu trên phim ảnh đã mê hoặc không biết bao nhiêu đấng mày râu Trung Quốc, trong đó có cả những nhân vật quyền quý thượng lưu.

“Duyên kỳ ngộ” với lãnh tụ Trung Quốc

Kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949, cuộc đời của Thượng Quan Vân Châu gặp phải rất nhiều sóng gió.

Do chồng bà là Trình Thuật Nghiêu bị buộc tội tham ô, Thượng Quan Vân Châu bị buộc phải ly hôn. Tuy nhiên điều đó cũng không thay đổi được hoàn cảnh của bà.

Thậm chí, bà từng suýt bị tố là phe “cánh hữu”, và đã “bước một chân” vào trại cải tạo Thanh Hải.

Rất may mắn cho Thượng Quan Vân Châu, vào thời điểm đó, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông có chuyến thị sát Thượng Hải và gặp gỡ với các nghệ sĩ Thượng Hải.

Ngày 10/1/1956, Thượng Quan Vân Châu nhận được thư tay của Thị trưởng Thượng Hải Trần Nghị, ghi rõ “Đồng chí Thượng Quan Vân Châu, xin mời đồng chí đi một chuyến”.

Tại Tòa nhà hữu nghị Trung – Xô ở Hàng Châu, bà đã được Mao Trạch Đông đích thân tiếp kiến.

Bất ngờ nhận được vinh dự khiêu vũ cùng lãnh tụ Trung Quốc, Thượng Quan Vân Châu đã tận dụng cơ hội này để “báo cáo” với Mao Trạch Đông về những oan ức và bất hạnh của mình.

Cuộc gặp gỡ khó tin với Mao Trạch Đông được cho là "định mệnh chết người" đối với ngôi sao điện ảnh tài sắc này.

Báo chí Trung Quốc không đăng tải nhiều thông tin liên quan đến “duyên kỳ ngộ” giữa Thượng Quan Vân Châu và chủ tịch Mao. Nhưng điều có thể thấy rõ là cuộc đời của nữ minh tinh Thượng Hải đã thay đổi hoàn toàn sau đó.

Không lâu sau, Thượng Quan Vân Châu nhận được vai diễn chính trong bộ phim “Phong ba của Tiểu Bạch Kỳ”, đồng thời được theo đoàn đại biểu điện ảnh Trung Quốc công tác tại Tiệp Khắc.

Năm 1962, bà được vinh danh là một trong “22 minh tinh điện ảnh lớn” của Trung Quốc do Bộ văn hóa nước này bình chọn.

Thượng Quan Vân Châu vốn từng bị liệt vào danh sách “cánh hữu”, lúc này đã đảo ngược thế cờ và trở thành “đối tượng được bảo vệ”.

Cuộc gặp với Mao Trạch Đông trở thành định mệnh

Dù không có nhiều thông tin chính thống cho thấy có sự liên quan, nhưng một số nhà sử học Trung Quốc cho rằng, Mao Trạch Đông là “cứu tinh” của Thượng Quan Vân Châu, nhưng cũng chính ông đã lưu lại một mối ẩn họa chết người về sau đối với nữ diễn viên này.

Trong quá trình công tác, Thượng Quan Vân Châu đã tích cực tham gia đội công tác “tứ thanh”, thường xuyên về biểu diễn tại công xưởng, trường học, nông thôn. Thậm chí, bà từng lao lực đến mức thổ huyết.

Về sau, bà bị chẩn đoán u não và phải phẫu thuật, đồng thời trải qua thời gian phục hồi vô cùng gian khổ.

Chính trong thời gian này, Cách mạng Văn hóa bắt đầu tại Trung Quốc.

Vừa mắc bệnh hiểm nghèo, vừa bị hành hạ dã man trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những ngày cuối đời của Thượng Quan Vân Châu vô cùng bi đát.

“Phe tạo phản” hoàn toàn không quan tâm tới vấn đề sức khỏe suy nhược của Thượng Quan Vân Châu mà nhất quyết ép buộc bà phải tham gia đấu tố.

Trong các “đại hội đấu tố” tại phim trường, bà đã nhiều lần hứng chịu những trận đòn dã man. Diễn xuất trong phim của bà bị phê là "điện ảnh xấu xa", là "nọc độc".

Thậm chí, Thượng Quan Vân Châu còn bị buộc phải thật thà khai báo… tình hình gặp gỡ với chủ tịch Mao cùng các thủ trưởng khác, và bị ép phải thừa nhận “công kích lãnh tụ vĩ đại bằng ngôn từ ác độc”.

2 “tổ chuyên án Thượng Quan Vân Châu” và cái kết bi thảm

Từ tháng 9/1968, “tổ chuyên án Thượng Quan Vân Châu” do đích thân Giang Thanh cầm đầu, cùng với “tổ chuyên án đặc biệt Thượng Quan Vân Châu” được Lâm Bưu bí mật thành lập.

"Hồng nhan bạc mệnh" Thượng Quan Vân Châu phải tìm đến cái chết để giải thoát do bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.

Hai “tổ điều tra” này tiếp tục ra sức cưỡng bức Thượng Quan Vân Châu phải viết ra toàn bộ thông tin và tài liệu liên quan tới chủ tịch Mao Trạch Đông.

Tuy nhiên, mặc dù đã “rút ruột rút gan”, Thượng Quan Vân Châu cũng không thể viết ra được thông tin gì khiến “tổ chuyên án” hài lòng.

Ngày 22/11/1968, một buổi chiều cuối tuần, Thượng Quan Vân Châu tiếp tục bị “tổ chuyên án” thẩm vấn.

Không có gì để khai báo, bà phải hứng “một trận bạt tai, tay đấm chân đá, bị hành hạ suốt hơn 2 giờ đồng hồ”.

Sau đó, Thượng Quan Vân Châu bị “ném ra khỏi cửa” cùng tối hậu thư “ngày hôm sau phải khai rõ”.

3 giờ sáng ngày 23/11/1968, trong trạng thái tinh thần và thể xác hoàn toàn kiệt quệ và tuyệt vọng, đại mỹ nhân màn bạc một thời Thượng Quan Vân Châu đã nhảy lầu tự sát, chấm dứt một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh.

Theo SoHa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages