Tiền gửi vào ngân hàng: tài sản của ai? - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Tiền gửi vào ngân hàng: tài sản của ai?

ad728
Ngày 16/12/2014, tại phiên tòa phúc thẩm xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã xuất hiện một câu hỏi quan trọng từ đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố : “tiền của khách hàng vào tài khoản của VietinBank có phải là tài sản của ngân hàng hay không?”

Đại diện VietinBank cho rằng tài khoản của khách hàng thì do khách hàng quản lý và sử dụng. Câu nói này đã khiến dư luận ngạc nhiên. Ảnh TL SGT
Đây là một câu hỏi thuộc về kiến thức cơ bản của luật dân sự mà bất cứ sinh viên năm thứ 2 ngành luật nào cũng phải biết. Tuy nhiên, theo tường thuật của báo Tuổi trẻ ngày 16/2/2014, đột nhiên câu hỏi này trở thành khó tới mức không trả lời nổi.

Đại diện VietinBank cho rằng tài khoản của khách hàng thì do khách hàng quản lý và sử dụng. Điều này cũng giống như gửi xe thì người có xe tự chịu trách nhiệm nếu mất.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng tùy theo quy định của Bộ Luật dân sự (BLDS), nhưng không viện dẫn được điều nào.

Luật sư đại diện VietinBank cho rằng tiền này không phải tài sản của ngân hàng và ngân hàng không sở hữu tài sản của khách hàng mà chỉ tạm thời sử dụng tài sản này phục vụ cho việc cho vay và dùng vào các mục đích tài chính (?).

Trong khi đó, chỉ có đại diện Ngân hàng Navibank và ACB cho rằng đây chính là tiền huy động vốn và tiền huy động vốn là tài sản của ngân hàng, các ngân hàng thương mại sử dụng tiền này để cho vay và dùng vào các mục đích kinh doanh khác của ngân hàng.

Thật ra, câu trả lời đã nắm trong Điều 472 BLDS: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.” Ngoài ra, Điều 166 BLDS còn quy định “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Trong quan hệ tiền gửi, ngân hàng là người đi vay (đó là lý do tại sao họ phải trả lãi) và người gửi tiền là người cho vay. Vậy tiền gửi ngân hàng là thuộc quyền sở hữu của ngân hàng theo Điều 472 BLDS. Nếu tiền đó mất, ngân hàng phải chịu rủi ro, chứ không phải là người gửi tiền, theo Điều 166 BLDS. Các bên không có thỏa thuận gì khác và pháp luật cũng không có quy định gì khác. Như vậy, câu trả lời đúng là câu trả lời của ACB và Navibank.

Thí dụ, tôi vay anh một khoản tiền để xây nhà, thì căn nhà đó vẫn là của tôi chứ không phải của anh, và tiền vay là tiền của tôi (quan hệ sở hữu). Tôi chỉ phải trả anh một khoản tiền tương đương và lãi (quan hệ nghĩa vụ) khi đến hạn trả.

Hiểu như vậy, chúng ta sẽ thấy vụ án Huyền Như (và những vụ tương tự với những ngân hàng khác) có thể có kết cục hợp lý hơn: Vietinbank là người bị hại.
Một số quan điểm viện dẫn đến khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, khoản 8, Điều 3 Nghị định 64/2001/NĐ-CP quy định tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán theo quy định của NHNN, để hiểu rằng tiền gửi là của khách hàng. Quan điểm này nhầm lẫn khái niệm tiền gửi (tài sản) và tài khoản (nơi ghi nợ, có của số tiền gửi). Hay nói cách khác là nhẫm lẫn giữa quan hệ sở hữu và quan hệ nghĩa vụ.

Việc ngân hàng (bên vay) sở hữu tiền nhận của người gửi tiền (bên cho vay) không có gì là mâu thuẫn, bởi lẽ ngân hàng không phải trả lại đúng đồng tiền, số seri mà ngân hàng nhận từ người gửi (như gửi xe đạp), mà chỉ phải trả đúng loại tiền mình đã nhận.

Điều 471 BLDS quy định “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Một số khác lại cho rằng tiền gửi nếu còn “nằm” trong tài khoản của người gửi tiền thì của người gửi tiền, chỉ khi nào ngân hàng rút ra thì mới của ngân hàng. Lập luận này lại càng mâu thuẫn, và trái với quy định của BLDS nêu trên.

Ngay Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cũng chỉ quy định tại khoản 1 Điều 11 một số trường hợp ngân hàng được phép trích số tiền từ tài khoản của người gửi tiền ra, tuy nhiên điều đó cũng không thay đổi bán chất tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng thì đã thuộc tài sản của ngân hàng rồi.

Tuy nhiên, ngân hàng có trách nhiệm trả đủ cả vốn lẫn lãi cho người gửi tiền khi đến hạn. Hành vi “trích tài khoản” thể hiện quan hệ nợ-có giữa ngân hàng và chủ tài khoản mà thôi.

Nói tóm lại, quan hệ sở hữu và quan hệ nghĩa vụ là hai loại quan hệ khác nhau và không thể nhầm lẫn. Tài khoản thể hiện quản hệ nghĩa vụ (nợ/có), tiền là tài sản, tiền của ai thuộc về khái niệm sở hữu. Thí dụ, tôi vay anh một khoản tiền để xây nhà, thì căn nhà đó vẫn là của tôi chứ không phải của anh, và tiền vay là tiền của tôi (quan hệ sở hữu). Tôi chỉ phải trả anh một khoản tiền tương đương và lãi (quan hệ nghĩa vụ) khi đến hạn trả.

Hiểu như vậy, chúng ta sẽ thấy vụ án Huyền Như (và những vụ tương tự với những ngân hàng khác) có thể có kết cục hợp lý hơn: Vietinbank là người bị hại. Huyền Như có trách nhiệm bồi thường cho Vietinbank. Vietinbank có trách nhiệm trả nợ (tiền gửi và lãi) cho người gửi tiền (bên cho vay). Trong quan hệ này không quan trọng Vietinbank có lỗi đối với người gửi tiền hay không.

Luật sư LNT & Partners

Lê Nết (*)
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages