Thế nhưng tờ Kinh Tế Sài Gòn Online lại ngậm ngùi báo một tin buồn là đầu tư FDI đầu tư vào thành phố này giảm đến 55,5 % so với năm ngoái.
Lý giải vì sao thành phố HCM con số đầu tư FDI thấp, tờ báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết nguyên nhân tại một số dự án lớn chưa được cấp giấy phép.
Trái lại thì Hà Nội lại có một mùa bội thu chưa từng có, trang website Trí Thức Phát Triển thông báo Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI ( viết tắt cho từ vốn đầu tư nước ngoài ).
Lý giải về việc Hà Nội thu hút đầu tư cao, ông Nguyễn Anh Dũng trưởng phòng đầu tư nước ngoài của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội cho rằng.
'' là nhờ sự nỗ lực liên tục, nhất là chủ động thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. ''
Tại sao ở hai thành phố lớn của cùng một đất nước, có nơi lại thu hút đầu tư cao do cải cánh hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Có nơi lại bị ách tắc tại khâu giấy phép tức bị làm khó ở thủ tục hành chính và môi trường đầu tư.? Có phải việc này là tiền lệ đã diễn ra từ lâu hay mới ở đầu năm 2016 này.
Xem xét con số những năm về trước thì thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu kỷ lục toàn quốc về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tờ Nhip Cầu Đâu Tư cho biết thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ trước đến nay.
Phải chăng có sự kiềm chế phát triển đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh, khi ở đây có nhiều dự án lớn chưa được cấp giấy phép đầu tư. Trái lại ở Hà Nội các dự án được đầu tư nước ngoài tại đây được thông qua dễ dàng bởi sự nơí tay nào đó.
Thật lạ lùng là sau kết quả của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 2016, những nhân sự chủ chốt người miền Bắc chiếm 70 % số ghế trong trung ương Đảng. Thì số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng theo tỷ lệ tương tự vùng miền. Hà Nội và Bắc Giang trở lên dẫn đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, còn các địa phương trước kia dẫn đầu như Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh lại xuống hạng thấp nhất.
Cũng sau đại hội 12 của Đảng CSVN, bỗng nhiên nhiều dự án lớn xuất hiện tại miền Bắc như Tháp truyền hình ở Hà Nội dư định xây cao nhất thế giới và khu du lịch văn hoá tâm linh ở Thái Nguyên trị giá hàng tỷ USD. Tập đoàn FLC, một sân sau của phe Đảng do Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu liên tiếp đầu tư khu nghĩ dưỡng cao cấp, sân gôn ở Thanh Hoá, Quảng Bình và tới đây là khu sân gôn , nghỉ dưỡng ở bờ biển Hạ Long được triển khai. Uỷ viên trung ương Đảng Nguyễn Thế Kỷ, tay chân thân tín của Trọng đã đến dự lễ khởi công dự án này của tập đoàn FLC tại Hạ Long.
Hầu hết những dự án này đều liên quan đến việc chiếm giữ diện tích bất động sản rất lớn. Liệu điều này có liên quan gì đến nhà đầu tư Keppel Land và CapitaLand của Sing Ga Po đang là nhà đầu tư lớn nhất trong đợt đầu tư FDI vào Việt Nam đầu năm 2016 này.
Được biết nhà đầu và Keppel Land CapitaLand chuyên môn trong lãnh vực đầu tư bất động sản. Cả hai nhà đầu tư này đều có những dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội.
Nhưng điều đáng nói là đằng sau nhà đầu tư Sing Ga Po này có một nhà đầu tư lớn là Capital Retall China Trust của Trung Quốc. Capital Rell China Trust góp vốn vào CapitaLand, để thông qua đó đầu tư cơ sở hạ tầng, bất động sản ở các nước quanh vùng Đông Nam Á.
Nhà đầu tư Capita Land đang đầu tư một loạt các dự án lớn tại Hà Nội như Hà Nội Tower, Sofitel Plaza Hà Nội. Inter Continental Hà Nội Westlake, Hotel Somerset Hà Nội và tiếp tục đang đầu tư nhà ở, khu đô thị Mulberyland Hà Nội
Nhận đầu tư FDI cao nhất nước, nhưng sự hồ hởi mừng rỡ mà các báo chí Hà Nội đưa tin đã không tính đến sự cảnh báo của tiến sĩ Trần Đình Thiên Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam cảnh báo rằng việc đầu tư vào bất động sản của các nguồn FDI là mang tính ngắn hạn, mang tính đầu cơ. Không có tính định hướng công nghệ và tạo việc làm giá trị cao. Các lĩnh vực đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo rất khiêm tốn so với đầu tư FDI vào bất động sản.
Vậy Hà Nội có gì đáng mừng khi kể lể dẫn đầu cả nước thu hút FDI. Khi mà có yếu tố nhà đầu tư Trung Quốc đứng đằng sau, khi mà nguồn đầu tư chủ yếu đổ vào lĩnh vực bất động sản và dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
Và nếu sự đầu tư này còn do yếu tố chính trị, những người cộng sản miền Bắc vốn bảo thủ chiếm đa số trong trung ương. Nhờ thế mà nhà đầu tư Trung Quốc mượn danh nhà đầu tư Sing Ga Po để dồn vốn đầu tư vào lãnh vực bất động sản ở Hà Nội, thì chẳng có gì đáng mừng. Trái lại đó là sự hổ thẹn, nếu không nói sâu xa hơn là tiếp tay bán đất đai cho ngoại bang.
Cuối cùng thì dễ nhận ra rằng, sau khi những người cộng sản miền Bắc thắng thế ở đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12. Hàng loạt khu nghỉ dưỡng ở những vùng danh lam thắng cảnh miền Bắc được khởi công bởi đồng vốn trong nước do tập đoàn FLC thực hiện. Hàng loạt những bất động sản ở đô thị lớn miền Bắc do đồng vốn của tập đoàn nước ngoài có yếu tố Trung Quốc thực hiện. Tập đoàn cộng sản miền Bắc đang lợi dụng chính sách độc đoán đất đai do nhà nước thống nhất quản lý để bán đất đai cho nước ngoài và những tập đoàn sân sau của họ như FLC. Một cách xẻ thịt đất nước rất tinh vi để kiếm chác lợi lộc.
Sự thu hút đầu tư của Hà Nội là đi lên về con số, cũng là sự đi lên trong việc kiếm chác của những người cộng sản miền Bắc.
Nhưng nó là sự đi xuống của đất nước nói chung và của miền Bắc nói riêng. Nhưng mảnh đất đẹp ở những nơi danh lam thắng cảnh, những miếng đất đẹp ở những trung tâm thủ đô đang rơi vào tay tập đoàn sân sau của Đảng và vào tay những tập đoàn nước ngoài do người Trung Quốc đứng sau.
© Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét