|
Bà cũng đã yêu cầu Ngoại trưởng Retno LP Marsudi chuẩn bị công hàm phản đối chính thức tới Bắc Kinh.
Bà Susi gọi hành động trên là sự can thiệp "ngạo mạn" và cho biết nó đã cản trở cuộc chiến chống đánh cá bất hợp pháp của Indonesia. Jakarta đã bắt giữ và đánh chìm nhiều tàu đánh bắt cá trái phép.
Bà nói: “Chính phủ Trung Quốc không muốn tàu bị đánh chìm. Mặc dù chiếc tàu đã chạy thoát nhưng chúng tôi đã bắt thủy thủ đoàn để truy tố. Bắc Kinh không nên cư xử như vậy bởi chính phủ của một quốc gia không nên can thiệp để hỗ trợ đánh bắt cá bất hợp pháp và không có quy tắc”.
Theo Jakarta Post, sự việc xảy ra vào lúc 2 giờ chiều ngày 19/3 khi các nhà chức trách Indonesia phát hiện tàu Kway Fey 10078 của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ) trên Biển Đông.
Đến 3 giờ chiều, tàu tuần tra KP Hiu 011 của Bộ Thủy sản và Hàng hải Indonesia bắt giữ tàu này cùng với 8 thủy thủ đoàn vì đánh bắt cá bất hợp pháp bằng lưới kéo cá, và kéo tàu về Natuna để điều tra thêm.
Đến 2 giờ sáng ngày 20/3, khi tàu đang bị kéo về Natuna, một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc có vũ trang đã va chạm mạnh vào chiếc tàu bị kéo để ngăn chặn tàu này bị đưa vào vùng lãnh hải của Indonesia.
Ngay sau đó, một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc trang bị tốt hơn đến hiện trường và ra lệnh cho các tàu tuần tra của Indonesia giải phóng chiếc tàu cá để tàu này trở lại vùng biển Trung Quốc.
Bà Susi cho hay sẽ yêu cầu chính phủ Trung Quốc giao lại tàu Kway Fey cho các nhà chức trách Indonesia xử lý. Bà nói: "Chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ Trung Quốc giao lại tàu bị bắt".
Trong khi đó, trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, tàu cá bị bắt khi đang "hoạt động bình thường" trong "ngư trường truyền thống của Trung Quốc".
Bộ này nói thêm: "Ngày 19/3, sau khi tàu đánh cá bị một tàu có vũ trang của Indonesia tấn công và quấy rối, một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã đến hỗ trợ. Trung Quốc đã ngay lập tức yêu cầu phía Indonesia thả các ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ và đảm bảo an toàn cho họ”.
Theo The Jakarta Post, sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trong khu vực. Các nước Đông Nam Á đang bày tỏ sự lo ngại về việc Trung Quốc cải tạo đất trái phép trên Biển Đông và có những hành động ngang ngược để khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi lý của mình.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Jakarta Post, nhật báo tiếng Anh tại Indonesia. Tờ báo này đã giành được một số giải thưởng lớn trong nước và hiện được xem là "nhật báo tiếng Anh hàng đầu" tại Indonesia.
Phạm Khánh (Lược dịch)
Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét