Văn hóa ứng xử của người Việt hiện nay - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Văn hóa ứng xử của người Việt hiện nay

ad728
Trong bài viết Bàn Thêm Về Căn Bệnh Của Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đình Cống ở Việt Nam có trích dẫn một đoạn từ bài viết của tôi: Sự Vô Cảm của Người Việt Nam.


Để làm sáng tỏ thêm những gì muốn nói trong bài viết trên, tôi viết thêm bài này. Tôi không có ý định tranh luận với ông Nguyễn Đình Cống vì xa quê hương đã 35 năm, sự nhận định về con người, xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam chắc chắn có nhiều sai lầm, thiếu sót, không được chính xác.

Theo kiến thức nông cạn, sự hiểu biết hạn hẹp của tôi, xã hội do con người tạo dựng nên, nhưng đồng thời con người cũng là sản phẩm của xã hội. Nói một cách vắn tắt: Xã hội nào, con người đó.

Con người đa số sống theo cảm tính hơn là lý trí. Đòi hỏi một xã hội có công bằng tuyệt đối với mọi người là điều hoang tưởng. Tuy nhiên, trong một quốc gia có luật pháp nghiêm minh, rõ ràng với tam quyền phân lập và đệ tứ quyền bất khả xâm phạm, xã hội của đất nước đó sẽ bình yên, trật tự, không bị hỗn loạn.

Xã hội đó sẽ tạo nên những thành viên (bắt buộc) tốt, nếu không muốn bị loại trừ.

Những thành viên tốt này sẽ tác động ngược lại làm cho xã hội càng ngày càng phát triển một cách ổn định, trật tự, ôn hòa, tốt đẹp hơn nữa.

Văn hóa của một đất nước, dân tộc bao gồm nhiều lãnh vực, từ nghệ thuật, ngôn ngữ, khoa học, ẩm thực, trang phục…hình thành qua chiều dài lịch sử, chế độ cai trị, chính sách giáo dục… dần dần tạo thành tập quán, nếp suy nghĩ, cách hành xử của dân tộc đó.

Chính sách giáo dục và chế độ cai trị là hai yếu tố quyết định sự hình thành một nền văn hóa. Hai yếu tố này hổ tương cho nhau, cùng lúc ảnh hưởng, tác động đến cách hành xử của người dân. Giáo dục ở đây phải hiểu rằng không chỉ ở trong trường học mà còn ở gia đình, xã hội, môi trường sinh sống.

Nhìn cách ứng xử của người dân một nước, người ngoại quốc dễ dàng nhận ra văn hóa của dân tộc đó hiện nay như thế nào.

Trước tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam đã có một nền giáo dục khác hẳn hiện nay, dù chưa hoàn chỉnh bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nhưng khả dĩ có thể làm nền tảng cho sự phát triển văn hóa đất nước một cách tốt đẹp.

Thời gian 21 năm từ 1954 đến 1975, dù trong thời gian chiến tranh, chương trình giáo dục của 2 nền cộng hòa ở miền Nam, từ tiểu học lên hết trung học, bên cạnh các môn về khoa học, lịch sử, địa lý, sinh ngữ, âm nhạc, hội họa… học sinh còn được học công dân giáo dục, về đạo đức, cách hành xử trong gia đình, xã hội, về lòng yêu nước, tính nhân bản…, hoàn toàn không có một bài học nào dậy dỗ về lòng căm thù hay kích động sát nhân, hành hạ người khác…

Lên đại học, các môn phụ, nhiệm ý như sinh ngữ, hội, họa, tâm lý, đạo đức học… không còn, dành chỗ cho các môn khoa học thực nghiệm, khoa học tự nhiên hoặc nhân văn, xã hội…

Trong quân đội VNCH, đặc biệt ở không quân và hải quân, khi được đi Mỹ tu nghiệp hoặc huấn luyện chuyên môn, trước khi đi các khóa sinh được hướng dẫn, chỉ dạy về cách giao tế, hành xử trên xứ người, trong nhà riêng cũng như nơi công cộng, về phong tục, tập quán của người Mỹ… Tất nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể hấp thụ hoàn toàn những điều này.

Tuy nhiên, chính sách giáo dục trên đã tạo cho họ một sự tự tin khi đặt chân đến một nơi hoàn toàn xa lạ, từ ngôn ngữ đến ẩm thực, sinh hoạt… Mặc dù vẫn còn môt số bở ngỡ nhưng không đến nỗi như mán về thành, gây ra những chuyện phản cảm nơi công cộng hay khó chịu cho người chung quanh.

Chính phủ của hai nền cộng hòa miền Nam cũng kêu gọi người dân xóa bỏ những hũ tục mê tín, dị đoan như đốt hàng mã, lên đồng… Kêu gọi mà không cấm đoán, tiểu trừ, xử phạt hành chánh. Những hũ tục này đến đầu thập niên 70 thì gần như đã biến mất.

Cũng hoàn toàn không có những lễ hội có tính chất sắt máu, man rợ, điên cuồng như lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, Bắc Ninh hay cướp ấn đền Trần, giật phết ở Hiền Quan, Phú Thọ.

Sau 30-4-1975, chế độ cộng sản đã áp dụng một chính sách giáo dục ngu dân trên cả nước bằng tuyên truyền gian dối, nhồi sọ, song song với chủ trương kiểm soát bao tử bằng chính sách tem phiếu, hộ khẩu để dễ dàng sai khiến, kềm kẹp người dân, từ đó hình thành nền văn hóa cộng sản bóp nghẹt tư duy đôc lập, sáng tạo.

Không cần phải là trí thức, học giả, chỉ cần biết suy nghĩ, nhận định, chắc chắn phải thấy điều vô lý là tại sao một đất nước rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu, nhân dân cần kiệm và anh dũng, các nước anh em giúp đỡ nhiều, được lãnh đạo bởi một đảng “quang vinh”, “sáng suốt” và ông thánh vĩ đại là Hồ Chí Minh mà sao vẫn cứ đói te tua, tơi tả, thê thảm, tê tái?

Nhiều người biết, thấy, nhìn rõ được điều vô lý đó nhưng lại không dám nói ra, không dám tỏ lộ cùng ai, chỉ chửi thầm trong bụng hay trao đổi giữa bạn bè thân thiết, thân nhân tin cậy nhau.

Trong xã hội, những kẻ có quyền thế, chức vụ, âm thầm cấu kết với nhau để tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công. Từ công an khu vực, chủ tịch phường, quận lên cao hơn đến trung ương, thượng tầng lãnh đạo. Tất cả đều sống giả dối, gian manh, dò xét, theo dõi, báo cáo, nghi kỵ, hại ngầm nhau.

Một xã hội như thế làm sao phát triển, nẩy sinh được những nhân tố tốt đẹp, có tài, có đức để có thể xây dựng, đóng góp, hòan thiện xã hội được?

Khi Việt Nam còn theo đuổi nền kinh tế quốc doanh, xã hội chủ nghĩa, hầu hết mọi người dân đều nghèo như nhau, tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công vẫn xẩy ra nhưng trong một mức độ giới hạn, không lộ liễu, quá mức.

Đến khi hệ thống chủ nghĩa xã hội hoang tưởng sụp đổ năm 1989, CSVN không còn đường nào khác hơn là phải mở cửa giao thương, làm kinh tế với phương tây nhưng vẫn giữ chế độ độc đảng, toàn trị.

Cái rào cản chính để xã hội phát triển lành mạnh vẫn không được phá bỏ thì tệ nạn tham nhũng, hối lộ, móc ruột công trình có điều kiện sinh sôi, nẩy nở phát triển mạnh mẽ, công khai hơn trước nhiều lần.

Cán bộ, đảng viên, quan chức chính quyền không còn cảm thấy áy náy, xấu hổ khi nhận hối lộ hay tham nhũng, rút ruột công trình. Người dân cũng không còn rụt rè, ngần ngại khi phải lót tay bao bì để chạy chọt giấy tờ, hợp đồng mua bán, kinh doanh…

Khi tất cả những tệ nạn đó trở nên bình thường trong suy nghĩ, hành động, trước mắt mọi người, nó đã trở thành văn hóa ứng xử theo lối xin, cho.

Không có hệ thống tam quyền phân lập và tự do báo chí, sự phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tư bản trở nên bất cập, bệnh hoạn. Để tồn tại, người dân phải tìm đủ cách mánh mung, lừa gạt, hãm hại lẫn nhau trở thành môt nét văn hóa đặc thù là lừa đảo.

Cán bộ, đảng viên, công an, quân đội lợi dụng quyền thế, cấu kết với tư bản nước ngoài buôn bán, tàn phá tài nguyên đất nước không thương tiếc, bởi không ai cảm thấy có trách nhiệm, bổn phận với ai, hoặc thấy lương tâm áy náy với những gì mình làm.

Đa số trí thức, văn nhân, nghệ sĩ cùng với giới báo chí, phóng viên, ký giả a dua theo chế độ lừa dối, bịp bợm người dân.

Bên cạnh đó, chế độ cộng sản VN khuyến khích người dân, nhất là giới trẻ tâm lý hưởng thụ, ăn chơi, tha hóa với trào lưu thi hoa hậu, nhạc kịch, ca múa… khắp nơi để họ dễ dàng quên đi thực tế của đất nước.

Chế độ cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Nam-Bắc, đã từng tuyên truyền, nhục mạ miền Nam VN trước năm 1975 có nền văn hóa đồi trụy, phồn vinh giả tạo với gần nửa triệu gái điếm, vậy thì nền văn hóa hiện nay ở Việt Nam nên gọi là văn hóa gì?

Người phụ nữ VN dưới chế độ CS hiện nay chẳng những làm điếm trong nước mà còn ở khắp nơi trên thế giới kể cả Mỹ, con số thì không thể thống kê được. Nhưng chắc phải nhiều lần hơn nửa triệu.

Diệt trừ thói hư, tật xấu trong xã hội là điều bất khả thi, bởi con người có quá nhiều dục vọng, tham lam, ham muốn. Chưa một quốc gia nào trên thế giới có thể dẹp bỏ hoàn toàn những tệ nạn xã hội, ngay cả ở các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch…

Tuy nhiên trong một nước có tự do, dân chủ với tam quyền phân lập rõ ràng, luật pháp nghiêm minh và tự do báo chí không bị ngăn cấm thì những tệ nạn xã hội có thể kiểm soát, chế ngự được.

Mọi người dân sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm trong việc giữ gìn xã hội an ninh, trật tự.

Hơn thế nữa, bên cạnh chính sách giáo dục, đòi hỏi chính quyền phải có những biện pháp hành chánh thích ứng với người vi phạm luật lệ.

Một điểm khác cần phải nói là não trạng của trí thức trong nước hiện nay, những người có thể tác động, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, do tuyên truyền, nhồi sọ, nhiều người mất đi khả năng suy nghĩ, nhận định vấn đề.

Người viết có một đứa cháu là bác sĩ bệnh viện Sài Gòn, khi được hỏi về vấn đề thiếu nước dùng trong thành phố, đã nói rằng: Chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng nước sạch để nấu ăn, tắm giặt…

Nếu câu nói này do một người bình dân, ít học thì có thể hiểu được, nhưng một bác sĩ nói như thế thì không thể chấp nhận được.

Nhiệm vụ của chính phủ là cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng chứ không phải là đi khuyến khích. Thử hỏi trên thế giới có người nào muốn nấu ăn, tắm giặt bằng nước dơ bẩn?

Ứng xử thiếu văn hóa cũng có thể bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt nhất như xả rác nơi công cộng, ngoài đường phố, nói chuyện, gọi điện thoại ồn ào trong phòng mạch, bệnh viện, rạp ci-nê, phóng uế, tiểu tiện bừa bãi vào những gốc cây…

Rác của hành khách để lại sau chuyến bay. Nguồn: Instagram
Từ những việc làm nhỏ nhặt, coi thường người chung quanh, coi thường trật tự xã hội, môi trường sống, sẽ dẫn đến những tình trạng cư xử mất văn hóa trầm trọng hơn khi không bị ngăn chận, lên án.

Di chuyển bằng phi cơ trên những chuyến bay quốc tế (không may) có đông người Việt, người ngoại quốc sẽ nghĩ gì về dân Việt Nam khi trên sàn phi cơ, sau khi đáp giữa các hàng ghế ngồi đầy rác rưởi, thức ăn thừa…?

Nói tóm lại, trong một quốc gia, khi các người lãnh đạo, điều hành đất nước, cán bộ trong chính quyền từ trung ương tới địa phương, không ai còn cảm thấy có trách nhiệm, bổn phận về vấn đề bảo vệ văn hóa, thì xã hội trở nên vô cảm, cách ứng xử của người dân trở nên lố bịch, thiếu văn hóa là chuyện đương nhiên, không thể tránh được.

Mọi hành vi ứng xử của người dân, vô cảm hay nhân bản, lịch sự, lễ độ, có văn hóa hay không, tùy thuộc vào chính sách giáo dục, biện pháp hành chánh, chế độ cai trị, sự nghiêm minh, rõ ràng của luật pháp.

Lịch sử đã chứng minh chủ nghĩa Mác-Lê hoàn toàn phá sản từ năm 1989. Những ai còn kiên định theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với kinh tế thị trường chỉ là những người, nếu không mắc bệnh thần kinh thì cũng niểng niểng.

Dân tộc Việt Nam chỉ có thể khôi phục lại nền văn hóa nhân bản, tốt đẹp trước đây khi đảng cộng sản VN không còn cai trị đất nước.

Thạch Đạt Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages