Phóng Viên Không Biên Giới đòi Hà Nội thả Luật Sư Đài - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Phóng Viên Không Biên Giới đòi Hà Nội thả Luật Sư Đài

ad728
Biểu tình ở Hà Nội kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp cho Luật Sư Nguyễn Văn Đài khi ông vừa bị bắt cuối năm ngoái. Người giơ biểu ngữ là bà Cấn Thị Thêu, cũng đã bị bắt và bị kết án tù 20 tháng. (Hình: Internet)
PARIS – Chế độ Hà Nội phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bị nhà cầm quyền bắt biệt giam độc đoán suốt năm qua và không biết bao giờ mới ra tòa.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trụ sở ở Paris phổ biến một bản thông cáo báo chí tuyên bố như vậy vào ngày hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng bị đưa ra tòa ở Hà Nội và bị áp đặc các bản án tù nặng nề.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài đã bị công an Hà Nội bắt giam ngày 16 Tháng Mười Hai, 2015, trên đường tới gặp phái đoàn đại diện Liên Âu tới Việt Nam đối thoại nhân quyền và chỉ sau ít ngày ông tới một giáo xứ ở tỉnh Nghệ An mở hội thảo về quyền con người với Hiến Pháp và luật pháp tại Việt Nam. Trên đường trở về nhà, ông đã bị công an địa phương chận đường, lôi ra khỏi xe taxi rồi đánh đập dã man.

Ông bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước…” dù hiến pháp của chế độ nói rằng công dân có quyền tự do thông tin, hội họp, lập hội, tự do tôn giáo tín ngưỡng v.v… Suốt một năm qua, ông không hề được phép gặp thân nhân nên vợ ông không hề biết tình trạng sức khỏe của ông ra sao. Tất cả những người bị chế độ Hà Nội tống giam vì các lý do chính trị đều không được gặp thân nhân cho tới khi đã có án tù.

Cùng bị bắt với Luật Sư Đài là chị Lê Thu Hà, một giáo viên dạy Anh ngữ và cũng là người phụ tá của ông Đài trong chương trình vận động dân chủ hóa Việt Nam.

RSF cho hay Luật Sư Đài là đồng sáng lập viên của tổ chức Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam. Chủ đích của tổ chức này là vận động giáo dục mọi người về các quyền dân sự và nhân quyền. Sau khi mãn án tù bốn năm hồi đầu Tháng Ba năm 2013 rồi hết hạn quản chế hai năm, ông tiếp tục đi khắp nơi thuyết trình và hướng dẫn cho sinh viên cũng như những người tham gia hoạt động nhân quyền các kỹ năng cần thiết. Ông cũng đồng thời là một trong những sáng lập viên tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ tại Việt Nam.

Khoảng hơn một năm trở lại đây, chế độ Hà Nội đã bắt giam nhiều người có các bài viết nổi tiếng trên mạng xã hội, Bác Sĩ Hồ Hải, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… Đàn áp không ngừng nghỉ các người chỉ vận động dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa nhưng chế độ Hà Nội vẫn cả quyết tôn trong nhân quyền trong các cuộc họp về nhân quyền quốc tế.

Một tổ hợp gồm nhiều tổ chức quốc tế như Lawyers for Lawyers, Media Legal Defence Initiative, Lawyers’ Rights Watch Canada, PEN International, và tổ chức Việt Tân gần đây gửi một bản khuyến nghị tới cơ quan Liên Hiệp Quốc về bắt giam độc đoán, yêu cầu can thiệp cho Luật Sư Đài. Họ đòi hỏi rằng chế độ Hà Nội phải trả tự do cho ông và phải phục hồi các quyền chính trị và dân sự cho ông, gồm cả quyền hành nghề luật sư.

Tuần lễ vừa qua, ngày 8 Tháng Mười Hai, 2016, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua hai dự luật trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, trong đó có liên quan tới Việt Nam. Hai dự luật HR 624 và HR 1150 về trách nhiệm cá nhân trong lĩnh vực nhân quyền và bảo vệ tự do tôn giáo. Dự luật HR 624 được thông qua ngày 8 Tháng Mười Hai, 2016, còn dự luật HR 1150 được thông qua ngày 13 Tháng Mười Hai, 2016.

Việc thông qua các dự luật vừa kể đánh dấu việc tăng mức độ ưu tiên quan tâm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo toàn cầu. Dự luật HR 624, tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act (Luật Chịu trách Nhiệm Về Nhân Quyền Toàn Cầu mang tên Magnitsky), đã qua lưỡng viện Quốc Hội nhưng còn chờ Tổng Thống Obama ký thành luật.

Người ta hy vọng Tổng Thống Obama ký ban hành các luật này này trước khi ông mãn nhiệm và đạo luật HR 624 sẽ quy định chế tài cụ thể như hạn chế nhập cảnh Hoa Kỳ với các cá nhân vi phạm nhân quyền và đóng băng tài sản của họ. (TN)

Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages