GS Carl Thayer: Nhìn về Đại hội 12 - VANEWS TEMP

Trang thông tin ngôn luận Việt Nam

ad728

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

GS Carl Thayer: Nhìn về Đại hội 12

ad728
Đảng Cộng sản Việt Nam đang bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội 12 vào đầu năm 2016, tròn 30 năm sau khi chính sách Đổi mới được đưa ra tại Đại hội 6 hồi năm 1986.

Đảng Cộng sản đang chuẩn bị cho Đại hội 12, 30 năm sau Đổi Mới

Trong cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam lâu năm từ Australia, Nguyễn Hùng của BBC cũng hỏi ông về các yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhân sự tại Đại hội.

BBC: Ông nhận thấy sự thay đổi gì khi Bộ Chính trị nay có 16 thành viên thay vì 14 vì như ông nói 14 thành viên của Bộ Chính trị trước đây đã bỏ phiếu với khoảng cách phiếu lớn để kỷ luật thủ tướng. Và liệu sẽ có thêm thành viên vào Bộ Chính trị từ giờ tới cuối năm, trước đại hội tới, để thay đổi cuộc chơi cho thủ tướng không?

Có thể chứ. Kế hoạch hiện tại là mở rộng Bộ Chính trị [từ nay] tới Đại hội sắp tới lên ít nhất 17 thành viên.

Tháng 11 trước tôi tới Việt Nam và được biết một danh sách 50 người đã được đưa lên Ban Tổ chức và người ta đã lược xuống còn 23 [người].

Như vậy có 23 thành viên Bộ Chính trị tiềm năng và họ sẽ còn phải đi qua các vòng lựa chọn khác nữa.

Nếu nhìn vào 16 người hiện nay, chín trong số 14 người ban đầu sẽ [tới tuổi] về hưu, bảy người [trong số 16 thành viên hiện tại] sẽ ở lại, như vậy [cần] 10 thành viên mới.

  Nếu nhìn vào 16 người hiện nay, chín trong số 14 người ban đầu sẽ [tới tuổi] về hưu, bảy người [trong số 16 thành viên hiện tại] sẽ ở lại, như vậy [cần] 10 thành viên mới.

Giáo sư Carl Thayer
Sự chuyển giao này không phải là không có tiền lệ do cách tổ chức của Việt Nam, họ chỉ mở năm vị trí hàng đầu [trong Đảng] cho những người đã giữ trọn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị.

Họ thực sự cần một Bộ Chính trị nhiều thành viên hơn hoặc tiếp nhận những người trẻ vào sớm hơn nữa.

Người ta luôn có thể mở rộng Bộ Chính trị từ nay tới Đại hội Đảng nhưng tôi cho rằng điều đó còn sớm quá và nếu đó là toan tính để ngáng thủ tướng thì nó sẽ tạo ra hiệu ứng ngược.

Tôi cũng phải chỉ ra rằng chúng ta đang nói về các đảng viên thủ cựu trong Ban Tổ chức toan thao túng và chọn nhà lãnh đạo kế tiếp.

Nhưng lịch sử đã cho thấy các đại biểu [Đại hội] được bầu ở cấp tỉnh khá độc lập tại Đại hội, họ có quyền tiến cử ứng viên và ngay cả khi họ được trao danh sách 23 người để chọn ra 17, họ có thể bầu ra ban chấp hành trung ương mà bản thân nó cũng độc lập và có thể phủ quyết.

Cách đây hai kỳ Đại hội, họ đòi được quyền chọn tổng bí thư và không được đáp ứng nhưng họ được phép bỏ phiếu thăm dò và kết quả được thông báo cho ban chấp hành trung ương.

Chúng ta vẫn đối mặt với thực tế là cho dù nhóm thủ cựu muốn để lại di sản như thế nào đi chăng nữa thì điều đó có thể không được ban chấp hành trung ương chấp nhận khi chúng ta tiến gần tới đại hội với vài kỳ họp còn lại.

Và tại chính đại hội, chúng ta đã thấy trong đại hội trước có những nhân vật không được giới thủ cựu ủng hộ nhưng vẫn được bầu vào ban chấp hành trung ương.

BBC: Ông nói rằng có danh sách 23 người để bầu vào Bộ Chính trị vậy có nghĩa là tất cả các thành viên Bộ Chính trị đều phải được bầu lại bao gồm cả hai thành viên mới?

Ý tôi muốn nói là Ban Tổ chức xem xét một loạt những người có thể đủ tiêu chuẩn vào Bộ Chính trị và thoạt đầu họ có danh sách 50 người.

Họ xem xét danh sách đo và giảm số người xuống còn 23. Họ vẫn còn phải được sàng lọc, [và mọi chuyện phụ thuộc vào việc] liệu có cuộc điều tra nào diễn ra, các tin tức bị rò rỉ, rồi cuối cùng Ban Tổ chức muốn tiến cử, ra chỉ dấu cho ban chấp hành trung ương mới lựa chọn của họ.

Cũng như tại Đại hội 11, các đại biểu Đảng sẽ bầu ra ban chấp hành trung ương để ban này bầu Bộ Chính trị

Quyết định cuối cùng thuộc về ban chấp hành trung ương mới sẽ được các đại biểu Đảng bầu ra tại Đại hội tới và vào ngày họp cuối cùng họ [các ủy viên trung ương mới] họp hội nghị đầu tiên mà tại đó bộ chính trị sẽ được bầu ra và một khi đã có bộ chính trị họ sẽ chọn một người trong số đó làm tổng bí thư.

BBC: Có vẻ như thủ tướng hiện tại là ứng viên mạnh cho chức ông chủ Đảng nhưng vấn đề là tổng bí thư đương nhiệm cũng có những lựa chọn của ông và chúng ta có biết các lựa chọn đó thế nào không và các lựa chọn đó có khả năng cạnh tranh như thế nào so với thủ tướng?

Thông tin duy nhất mà tôi có đã được một thời gian lâu rồi là ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử ông Phạm Quang Nghị và đó là lý do mà ông được cử sang Mỹ giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng giàn khoan để ông có thể về và nói với ông Phạm Bình Minh rằng tôi đã làm việc với người Mỹ, tôi có kinh nghiệm đối ngoại.

Còn có những người khác từ bên Đảng nhưng tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ủng hộ ai làm tổng bí thư nếu ông không vào được vị trí này.

Ông sẽ không thể bỏ phiếu được nếu không có mặt trong ban chấp hành trung ương mới nên ông chỉ có thể đi lên hoặc về vườn.

Người vào vị trí để trống của ông [Dũng] thường được chọn từ các phó thủ tướng và nhiều đồn đoán mà tôi nghe được là ông Nguyễn Xuân Phúc chính là lựa chọn của ông [Dũng].

Nhưng ông [Phúc] bị trang Chân dung quyền lực đánh tới tấp và có vẻ đã bị Ủy ban kiểm tra thuộc quyền Tổng Bí thư điều tra về các cáo buộc.

Ông về thứ 10/16 trong bỏ phiếu [tín nhiệm], tức là hai bậc dưới bán nhưng [điều quan trọng] là đừng có ai đạt dưới 50% mà hiện chúng ta chưa biết thông tin về số phiếu bất tín nhiệm.

BBC: Mọi chuyện sẽ phức tạp hơn khi tính tới quy định mới của Đảng mà theo đó không ai được phép ứng cử hay chấp nhận đề cử mà không được Bộ Chính trị 16 người hiện nay bật đèn xanh. Ông nói rằng Bộ Chính trị hiện tại, trừ hai thành viên mới, đã bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng cách đây chưa lâu. Vậy liệu họ có chấp nhận ông cho vị trí tổng bí thư hay bất kỳ vị trí nào khác không? Vướng mắc là ở chỗ ông ấy sẽ thắng khi ra trước Ban Chấp hành trung ương nhưng liệu ông có vượt qua được thử thách đầu tiên, đó là đạt được sự đồng thuận [có lợi cho ông] trong cơ quan quyền lực cao nhất với 16 [thành viên hiện tại] hay 17 thành viên trong tương lai để được ứng cử?

Hai năm trước khi bỏ phiếu diễn ra Bộ Chính trị chỉ có 14 người và quyết định [kỷ luật] đó bị Ban Chấp hành Trung ương phủ quyết.

Anh nói đúng là cốt lõi của Bộ Chính trị, dù là chín hay mười người thì vẫn là đa số đáng kể nếu mọi người tại vị.

  Điều rõ ràng là thủ tướng có ủng hộ lớn từ Ban Chấp hành Trung ương và các thành viên của ban này có thể làm cho mọi chuyện khó khăn nếu người ta định tấn công hay bỏ phiếu loại ông.

Ông Carl Thayer
Đó có thể là trở ngại cho thủ tướng. Nhưng giờ đã có thêm hai ủy viên Bộ Chính trị và khi trước ông thủ tướng chủ yếu bị tấn công vì cách điều hành kinh tế.

Ông có vẻ đã nổi trội hơn, hay đánh đúng tình cảm của công chúng đối với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng giàn khoan, thậm chí gửi tin nhắn tới điện thoại của dân chúng, rồi các bài diễn văn và hành động của ông tại Quốc hội.

Thế nên vấn đề là nhóm chín hay 10 người từ hai năm trước có còn thống nhất không và liệu các thành viên có nghĩ tới chính tương lai của họ nếu họ còn có tương lai và đổi phe.

Và ngay cả khi anh nói về quy định của Đảng thì như tôi đã nói cách đây hai đại hội, các đại biểu đã đòi được quyền chọn tổng bí thư và cho dù họ không được đáp ứng nhưng trường hợp vé vớt có thể xảy ra.

Điều rõ ràng là thủ tướng có ủng hộ lớn từ Ban Chấp hành Trung ương và các thành viên của ban này có thể làm cho mọi chuyện khó khăn nếu người ta định tấn công hay bỏ phiếu loại ông.

BBC: Còn về ứng viên cho vị trí thủ tướng, hai ứng viên nào có thể coi là đang ở hàng đầu? Chúng tôi có nói chuyện với cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết và ông nói người ta nhắc tới bốn nhân vật gồm hai Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.

Trong quá khứ, phó thủ tướng thứ nhất sẽ trở thành thủ tướng nhưng hiện chúng ta không biết ai là [phó thủ tướng thứ nhất]. Người ta không nói rõ ra. Có năm phó thủ tướng cả thảy, vậy là có năm ứng viên.

Nếu ông Phúc là lựa chọn của ông Nguyễn Tấn Dũng thì chuyện ông ấy bị nêu tên trên blog [khiến người ta đặt câu hỏi] ai rò rỉ ra những thông tin đó.

Chúng ta không biết đó có phải là an ninh hay tình báo quân đội hay không.

Bởi vậy vấn đề là liệu Thủ tướng có tiếp tục chọn ông [Phúc] hay không.

Bà Ngân, cách đây chín tháng hay một năm được nhiều người ca ngợi, nhưng bà phù hợp hơn cho ghế chủ tịch Quốc hội.

Hiện chưa biết chắc ông Nguyễn Tấn Dũng muốn ai kế nhiệm ông

Nó cũng là điều chưa có tiền lệ [nếu bà trở thành thủ tướng] vì bà chưa ở nhiệm sở trọn một nhiệm kỳ.

Câu hỏi là liệu Việt Nam có chấp nhận một thủ tướng mà chưa trải qua vị trí phó thủ tướng trong khoảng bốn hay năm năm không.

Đối với ông Vũ Đức Đam, nhiều người ủng hộ ông khi nghe nhắc tới tên lúc tôi ở Việt Nam.

Người ta thích khả năng kỹ trị và tuổi trẻ của ông nên ông có thể là người thay thế khi sự phản đối ông Phúc lớn tới mức ông phải từ bỏ [tham vọng làm thủ tướng].

Đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, khi người ta đẩy ông sang Mặt trận Tổ Quốc phần cũng là vì Đại hội trước đã thay đổi điều lệ mà theo đó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phải là một ủy viên Bộ Chính trị không về hưu [tại Đại hội kế tiếp] như từng xảy ra.

Họ muốn trẻ hóa Mặt trận Tổ quốc.

Cũng khó khẳng định chuyện Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] đang muốn cho hai, hay ba người chạy đua.

Người ta đều đồng tình rằng ông Nhân không được việc khi làm bộ trưởng giáo dục và thoạt đầu ông không phù hợp với vị trí ở Mặt trận Tổ quốc nhưng có vẻ ông ấy đã quen dần với công việc.

Đó là những đồn đoán về những ứng viên hàng đầu cho tới khi có những cáo buộc trên blog mà tôi cho rằng không chính xác.

Nhưng cũng có tin đồn về chuyện có điều tra của [Ban] kiểm tra và nó cũng đặt ra những câu hỏi.

Tôi nghĩ rằng những gì diễn ra ở cấp đại biểu Đại hội tới sẽ quyết định số phận của thủ tướng tương lai.

BBC: Theo quan điểm cá nhân của ông, đội hình lý tưởng cho bốn vị trí hàng đầu gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội cần có những ai? Và ông có cho rằng cần phải hợp nhất hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch không?

Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần điều đó [hợp nhất vị trí chủ tịch và tổng bí th] vì nhiều lý do.

Chẳng hạn sắp tới kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và họ rất muốn ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm [Hoa Kỳ] và tới được Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng nhưng ông [Trọng] không phải là nguyên thủ quốc gia.

Trước đây Việt Nam cũng đã gặp phải vấn đề này.

Thực tế là từ khi ông Hồ Chí Minh qua đời, người ta đã làm như vậy để đảm bảo cân bằng quyền lực.

Đó là lý do ông Trương Tấn Sang được đưa lên để vị trí chủ tịch không chỉ có tính hình thức mà còn có thực quyền.

Tôi không phải là người thích ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng càng ngày ông ấy càng thuyết phục được tôi hơn.

Đây là đội hình mà ông Thayer cho là lý tưởng sau Đại hội 12

Ông ấy là nhân vật năng động nhất, có thể đã bị khiển trách, nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có đầu óc tưởng tượng phong phú.

[Bởi vậy ông ấy] sẽ là một tổng bí thư mạnh, có lẽ mạnh hơn là Việt Nam muốn có.

Nhưng nếu ông ở vào vị trí đó, ông sẽ nổi trên quốc tế.

Câu hỏi khác là liệu ông có thay đổi được bộ mặt của văn phòng tổng bí thư không?

Điều tôi vẫn luôn nói là trong hai nhiệm kỳ của ông, cho dù tăng trưởng kinh tế có giảm sút, nhưng văn phòng thủ tướng luôn mạnh hơn nhiều so với bên Đảng.

Nếu ông lên làm tổng bí thư và có người mà ông tin cậy được làm thủ tướng thì đó sẽ là kết hợp mạnh.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân [có kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cao trong Đảng] và về đầu trong bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội phù hợp với chức chủ tịch Quốc hội.

   Tướng Phùng Quang thanh đã được nhắc tới [như một ứng viên] vì đã có những người tiền nhiệm của ông lên chức chủ tịch nhưng không phải tất cả những người làm chủ tịch đều từ quân đội đi lên.
Về vị trí thủ tướng, tôi nghĩ đã đến lúc có người trẻ và năng động [vào vị trí này] và [nếu] ông Vũ Đức Đam [làm thủ tướng ông] có thể làm hai nhiệm kỳ mà vẫn chưa tới 69 tuổi và còn có thể đóng góp thêm.

Vị trí chủ tịch là vị trí khó đoán.

Trong trò chơi 'Musical Chairs' ở phương Tây luôn có nhiều người chơi hơn số ghế và khi nhạc [do một người không tham gia chơi điều khiển] dừng một người [không tìm được ghế để ngồi xuống trước những người khác] sẽ phải rời [cuộc chơi và người ta cũng bỏ đi thêm một ghế để luôn có ít ghế hơn số người chơi. Những người chơi bị loại dần cho tới khi còn một người chiến thắng].

Còn trong Đại hội trước có năm ghế và năm người chơi. Khi nhạc dừng ông Trương Tấn Sang thành chủ tịch còn những người khác bị loại.

Bởi thế nên mọi chuyện chưa rõ ràng.

Tướng Phùng Quang thanh đã được nhắc tới [như một ứng viên] vì đã có những người tiền nhiệm của ông lên chức chủ tịch nhưng không phải tất cả những người làm chủ tịch đều từ quân đội đi lên.

Điều đó [nếu ông Thanh làm chủ tịch] sẽ tạo sự cân bằng và có thể có ích cho quan hệ với Trung Quốc.

BBC: Nhưng ông Thanh và con trai ông cũng là đối tượng nhắm tới của blog [Chân dung quyền lực], vậy chúng ta có thể nói gì về chuyện này?

Nên nhớ rằng con [rể] của ông Nông Đức Mạnh đã bị tấn công liên quan tới PMU 18 và theo tôi mỗi lần gần tới Đại hội Đảng họ lại tấn công các thành viên gia đình của một số nhân vật chỉ để chứng minh rằng nếu anh không kiểm soát được gia đình thì làm sao điều hành chính quyền được.

Thông tin có được tới từ theo dõi lén và chúng ta phải đặt câu hỏi những cơ quan nào ở Việt Nam có khả năng này và tại sao họ muốn làm điều đó.

Trong vụ ông Phùng Quang Thanh, có cáo buộc là Tổng cục 2, tức tình báo quân đội có liên quan.

Nhưng có thành viên gia đình bị chỉ trích chưa chắc đã là trở ngại. Trong vụ ông Nông Đức Mạnh, ông ấy vẫn được bầu làm tổng bí thư, rồi con gái của thủ tướng cũng từng bị chỉ trích.

Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages