Truyền thông trong nước một lần nữa lại xác thực thông tin chúng tôi đã thông báo về chuyến bay đưa ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về đến Đà Nẵng vào đúng 8:35 tối nay, ngày 9/1/2015. Qua sự kiện này, chúng ta hãy nhìn lại buổi họp báo đáng hổ thẹn của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW và Ban Tuyên giáo TW tại Hà Nội ngày 7/1/2015 vừa qua. Sự dối trá đã được bưng bít đến cùng, có thể thấy mọi phát ngôn của Ban BVCSSKCB TW đều phải tuân thủ theo lệnh của Ban Tuyên giáo TW. Hãy điểm lại những thông tin từ các báo chính thống đăng lại các phát biểu chính thức:
Dù là họp báo công khai nhưng mọi phát ngôn của cả 3 ông này đều là dối trá, không đúng sự thật về bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh |
Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban BVCSSKCB TW: “không có chuyện ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” ; Ông Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu TW: “Chúng tôi không được tiếp cận bệnh án nên rất khó nói”. Thật khó hiểu và mâu thuẫn giữa phát biểu của 2 vị lãnh đạo này, không được tiếp cận bệnh án mà lại khẳng định là không phải bị đầu độc?!
Tiếp đó, ông giáo sư bác sĩ Bạch Quốc Khánh lại phát ngôn: “Đến nay trên thế giới cũng chưa ai biết rõ bệnh tình anh Nguyễn Bá Thanh, nếu biết rõ nguyên nhân thì khả năng điều trị bệnh sẽ được cải thiện”. Trên thế giới cũng chưa ai biết bệnh anh Nguyễn Bá Thanh ư?! Hãy đến hỏi gia đình ông Tổng thống Arafat của Palestin hoặc gia đình Trung tá Litvinenko của Nga thì sẽ rõ ngay thôi, chứ có gì đâu mà khó. Chúng ta hãy xem lại các trường hợp đầu độc phóng xạ rúng động trong lịch sử thế giới hiện đại:
Ông Nguyễn Bá Thanh được các bác sĩ Mỹ chuẩn đoán bị ARS. Vậy ARS là gì?
ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome ( Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp). Chất phóng xạ thường là Polonium 210. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. Ở cường độ trên 120 rads có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, có nhiều trường hợp nhiễm xạ trên thế giới từ khi nguyên tử được khám phá. Nhà phát minh Nikola Tesla “thử” ngón tay vào tia xạ, Nhà bác học Marie Curie vô tình bỏ chất phóng xạ trong ngăn kéo, nhà khoa học Canada Louis P. Stotin vô ý làm rớt viên gạch trong lò thí nghiệm…
Ngoại trừ đánh bom nguyên tử, còn lại do tai nạn nghề nghiệp như nổ lò hạt nhân, thiên tai, động đất… Việc sử dụng phóng xạ để đầu độc thì mới xảy ra gần đây. Đầu độc phóng xạ không làm nạn nhân chết ngay nhưng sẽ chết sau thời gian nhất định, tùy thuộc vào lượng phóng xạ nhiễm phải.
Năm 2004, lãnh tụ Palestin Yasser Arafat bị nghi đầu độc khi các bác sĩ phát hiện một lượng đáng kể phóng xạ Polonium trong cơ thể ông. Sau đó các điều tra độc lập khác không cho thấy đủ bằng chứng. Nghi vấn tạm chìm vào quên lãng.
Một trường hợp đầu độc khác bằng Dioxin tại Ucraine cũng năm 2004. Viktor Yushchenko, tổng thống đời thứ ba của Ucraine bị biến dạng da mặt bởi chất độc dioxin. Ông may mắn phục hồi sau thời gian điều trị. Năm 2009, ông tố cáo kẻ tình nghi hãm hại mình là Volodymyr Satsyuk, một cựu tình báo Ucraine sau đó bỏ trốn qua Nga.
Trường hợp cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc tương đối rõ ràng. Chất Polonium được bỏ vào một tách trà ở một khách sạn Luân Đôn. Litvinenko qua đời ngày 23/11/2006. Trước khi chết, anh tố cáo Putin và điện Kremlin đứng sau âm mưu đầu độc. Cơ quan điều tra Anh đã chỉ ra kẻ thủ ác là Andrei K. Lugovoi, một cựu bảo vệ KGB, hiện nay là dân biểu Quốc Hội Nga.
ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome ( Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp). Chất phóng xạ thường là Polonium 210. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. Ở cường độ trên 120 rads có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, có nhiều trường hợp nhiễm xạ trên thế giới từ khi nguyên tử được khám phá. Nhà phát minh Nikola Tesla “thử” ngón tay vào tia xạ, Nhà bác học Marie Curie vô tình bỏ chất phóng xạ trong ngăn kéo, nhà khoa học Canada Louis P. Stotin vô ý làm rớt viên gạch trong lò thí nghiệm…
Ngoại trừ đánh bom nguyên tử, còn lại do tai nạn nghề nghiệp như nổ lò hạt nhân, thiên tai, động đất… Việc sử dụng phóng xạ để đầu độc thì mới xảy ra gần đây. Đầu độc phóng xạ không làm nạn nhân chết ngay nhưng sẽ chết sau thời gian nhất định, tùy thuộc vào lượng phóng xạ nhiễm phải.
Năm 2004, lãnh tụ Palestin Yasser Arafat bị nghi đầu độc khi các bác sĩ phát hiện một lượng đáng kể phóng xạ Polonium trong cơ thể ông. Sau đó các điều tra độc lập khác không cho thấy đủ bằng chứng. Nghi vấn tạm chìm vào quên lãng.
Nghi án Tổng thống Palestin Arafat bị Israel đầu độc |
Một trường hợp đầu độc khác bằng Dioxin tại Ucraine cũng năm 2004. Viktor Yushchenko, tổng thống đời thứ ba của Ucraine bị biến dạng da mặt bởi chất độc dioxin. Ông may mắn phục hồi sau thời gian điều trị. Năm 2009, ông tố cáo kẻ tình nghi hãm hại mình là Volodymyr Satsyuk, một cựu tình báo Ucraine sau đó bỏ trốn qua Nga.
Nghi án Tổng thống Ucraine Viktor Yushchenko bị Volodymyr Satsyuk đầu độc |
Trường hợp cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc tương đối rõ ràng. Chất Polonium được bỏ vào một tách trà ở một khách sạn Luân Đôn. Litvinenko qua đời ngày 23/11/2006. Trước khi chết, anh tố cáo Putin và điện Kremlin đứng sau âm mưu đầu độc. Cơ quan điều tra Anh đã chỉ ra kẻ thủ ác là Andrei K. Lugovoi, một cựu bảo vệ KGB, hiện nay là dân biểu Quốc Hội Nga.
Nghi án Trung tá Nga Alexander Litvinenko bị Andrei K. Lugovoi đầu độc |
Nghi án ông Nguyễn Bá Thanh bị Nguyễn Xuân Phúc đầu độc |
Theo Đàn Chim Việt
Theo thông báo của Ban BVSK TW: “Có một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh bệnh này, nhưng nguồn nguy cơ có rất nhiều từ môi trường, thức ăn, hóa chất sinh phẩm mỗi người tiếp xúc hàng ngày”, việc này độc giả đều rõ chúng tôi đã đưa trong bài, “Ai đã đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh?”, xin trích lại một đoạn trong bài:
Đặc biệt, cùng thời gian ngày 16/12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh lên đường thăm Trung Quốc thì cùng ngày 16/12/2013, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường đi Lào trên danh nghĩa dự phiên họp Liên Chính phủ Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, những người thân cận tiết lộ cho biết có tháp tùng ông ta đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Vientiane, Lào, Nguyễn Xuân Phúc đã gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh, nội dung không ai được biết chi tiết, nhưng sau cuộc gặp riêng thì thấy Nguyễn Xuân Phúc rất hớn hở, tự tin.
Theo thông tin từ ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ngay sau chuyến công tác Trung Quốc vào cuối năm 2013, ông Thanh bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt, thường xuyên bị choáng, ngất kéo dài cho dù trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh. Trong thời gian ở Trung Quốc, ngoài các buổi hội đàm chính thức, ông còn được “bạn” dẫn đi một số nơi để mua sắm, ăn uống và chắc chắn ông bị Trung Nam Hải ra tay trong khoảng thời gian này, tất nhiên, chúng tôi không thể có được chứng cứ và diễn biến quá trình cụ thể, nhưng kết quả chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp của các trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ là sự thật.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/12/2013 |
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Vientiane, Lào ngày 17/12/2013 |
Theo thông tin từ ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ngay sau chuyến công tác Trung Quốc vào cuối năm 2013, ông Thanh bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt, thường xuyên bị choáng, ngất kéo dài cho dù trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh. Trong thời gian ở Trung Quốc, ngoài các buổi hội đàm chính thức, ông còn được “bạn” dẫn đi một số nơi để mua sắm, ăn uống và chắc chắn ông bị Trung Nam Hải ra tay trong khoảng thời gian này, tất nhiên, chúng tôi không thể có được chứng cứ và diễn biến quá trình cụ thể, nhưng kết quả chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp của các trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ là sự thật.
Chân dung Quyền lực
Nguồn: Thanh tra Nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét