Ông Trần Anh Kim tại phiên xử kín tại tòa án Thái Bình hôm 28-12-2009. Hình chụp qua màn hình tivi đặt cạnh phòng xử án. |
Trước hết ông cho biết một cách để có thể tồn tại suốt ngần ấy năm trong nhà tù.
Trần Anh Kim: Vào trong trại để đối lại với họ mình cứ đúng theo pháp luật mà làm thôi. Nhẹ nhàng, tình cảm thôi, mình không làm gì vượt ngoài khuôn khổ tổ chức cả, cho nên từ giám thị, quản giáo trở xuống họ cũng rất tôn trọng. Ví dụ như ở các cuộc họp… họ cứ mời tôi phát biểu trước. Kể cả tôi phát biểu rất căng nhưng cuối cùng họ vẫn thấy cái lý của mình. Đó là cách của tôi.
Gia Minh: Ông đã đi qua các trại như Trại Tạm giam Thái Bình, trại ba Sao- Nam à, Trại 6 xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An. Tại những trại đó ông có gặp những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác không?
Trần Anh Kim: Vào Trại Nam Hà, tôi và Túc cùng ăn, cùng ở với nhau. Còn ở chung thì có anh Tính, rồi Hùng, bác Sơn rồi cả Quỳnh nữa. Anh em ở Nam Hà thường xuyên gặp nhau. Còn vào Trại 6 thì có tôi, Hải Điếu Cày, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Bá Đăng.
Gia Minh: Được biết nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng ở trong đó, ông có gặp không?
Vào trong trại để đối lại với họ mình cứ đúng theo pháp luật mà làm thôi. Nhẹ nhàng, tình cảm thôi, mình không làm gì vượt ngoài khuôn khổ tổ chức cả, cho nên từ giám thị, quản giáo trở xuống họ cũng rất tôn trọng.
-Trần Anh Kim
-Trần Anh Kim
Sau khi Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về chuyện của Hải, chúng tôi có viết bài hẳn hoi gửi cho ông Trần Bình Minh phản đối việc đó. Nhưng cho đến bây giờ họ im hết.
Gia Minh: Trong thời điểm căng thẳng như thế, ngoài việc gửi thư, viết bài thì còn gặp trở ngại gì nữa không?
Trần Anh Kim: Sau vụ anh Hải thì ‘trở ngại’ lớn nhất là họ cắt tất cả các chế độ, tiêu chuẩn của chúng tôi, cắt không cho gọi điện thoai về gia đình. Chúng tôi tiếp tục đấu tranh thì cuối cùng họ phải cho. Khi ba anh em tôi đấu tranh và có biên bản cho như thế là không đúng, sai thì họ gọi tôi lên và đưa ra bản mới và tôi thấy tạm được hơn bản kia nên tạm chấp nhận và sau khi cắt tôi và anh Nghĩa 2 tháng, anh Hải 3 tháng không được gọi điện thoại về nhà thì cuối cùng họ vẫn cho gọi lại.
Gia Minh: Sau khi ở tù 5 năm 6 tháng và nay ra tù, ông có bài học gì chia sẽ với những người đang đấu tranh mà phải đối diện với tù tội không?
Trần Anh Kim: Kinh nghiệm của tôi là trước hết phải rèn luyện sức khỏe, bỏ qua hết mọi mặc cảm đi, coi rằng vào đó để học tập, rèn luyện cho có sức khỏe để tiếp tục làm được. Còn trong đó khi làm việc với cán bộ quản giáo như ‘cai ngục’ ngày xưa, mình phải mềm dẻo một tí và cứ luật mà làm. Tôi gửi thư cho gia đình đưa (sách) luật vào và trên cơ sở đó mà cứ làm theo luật. Họ rất sợ mình làm theo luật, chứ còn làm sai luật là họ viện cớ để bắt mình ngay. Họ kỷ luật ngay, đưa vào cùm luôn.
“Tôi đang cải tạo Đảng CSVN”
Gia Minh: Thưa ông, cơ quan chức năng nói rằng đưa vào trại giam để cải tạo, nhưng hành xử của những người trong trại có cải tạo được những người như ông không?
Khi ra ngoài hè, tôi nói với ông ta ‘Thưa ông không phải tôi đang cải tạo tốt mà chính tôi đang cải tạo Đảng Cộng sản Việt Nam này.’ Ông ta bảo tôi đừng nói nữa vì sợ tôi nói ở ngoài anh em tù nhân nghe được.
-Trần Anh Kim
-Trần Anh Kim
Gia Minh: Mới mãn án tù thì chắc hẳn ông cũng phải lo cho gia đình, nhưng sắp đến để thực hiện lý tưởng ông có thể chia sẻ thế nào không?
Trần Anh Kim: Điều này tôi cũng từng nói nhiều lần rồi: cuộc đời của tôi cũng như đồng đội tôi đi chiến đấu là để làm ‘dân chủ, tự do, độc lập, quyền con người’. Nhưng hiện giờ đảng cộng sản Việt Nam đang nắm quyền khiến chúng tôi mất hết. Mất hết nên chúng tôi kiên quyết phải đấu tranh đến cùng để đòi lại những cái đó.
Mục tiêu của họ cũng là ‘xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ và của chúng tôi cũng vậy nhưng phương pháp của chúng tôi khác. Tôi bây giờ chỉ đòi đa nguyên, đa đảng thôi để làm sao đất nước đi lên và để làm sao mọi người dân đều được hưởng nhân quyền mà đã được quốc tế công nhận.
Gia Minh: Thay mặt quí khán thính giả của Đài á Châu Tự Do xin chung vui với ông đã mãn án 5 năm 6 tháng tù.
Gia Minh,
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét